Đại biểu Hà Nội hiến kế lấy lại đà tăng trưởng ngay từ đầu nhiệm kỳ
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 đang còn diễn biến phức tạp ở trong nước cũng như trên thế giới nhưng với tinh thần “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV khai mạc ngày 7/12, nhiều đại biểu hội đồng đã phát biểu hiến kế để Thủ đô lấy được đà tăng trưởng trong năm 2021 - ngay từ đầu nhiệm kỳ năm 2021 -2025.
* Tập trung giải ngân vốn đầu tư công Với thành phố Hà Nội, việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ rất quan trọng, bởi nguồn vốn này của thành phố giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ trọng 10% vốn đầu tư công của cả nước.Qua số liệu của Kho bạc Nhà nước Hà Nội cho thấy trong 8 tháng năm 2020, ước tính thành phố giải ngân được khoảng 14.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt trên 50% kế hoạch; trong số đó, có nhiều dự án đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp. Đơn cử như: đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục; dự án đường sắt đô thị Hà Nội; dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá...
Vì vậy để tháo gỡ "nút thắt" trong giải ngân vốn đầu tư công, ông Nguyễn Văn Thắng (Quận Tây Hồ) đề nghị UBND thành phố tìm ra nguyên nhân chủ quan trong chỉ đạo điều hành, nhất là việc điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư công.Trước thực trạng nhiều dự án đã nằm trong danh mục nhưng chưa được triển khai hoặc triển khai chậm, thuộc những vấn đề dân sinh bức xúc, được nhân dân mong đợi như: xây dựng, môi trường, đại biểu này cho rằng UBND thành phố tiếp tục sâu sát với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc... Đề nghị cần đánh giá việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội cho các quận huyện theo Quyết định 41/2016 của UBND thành phố, ông Nguyễn Văn Thắng nêu ý kiến.
Đề cập đến việc vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19, song trên thực tế có nhiều doanh nghiệp cũng “đuối sức” trước việc bị hạn chế sản xuất, xuất khẩu… nên trong thời gian tới thành phố cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các doanh nghiệp.Đồng thời, có các giải pháp tiếp sức phù hợp ở thời gian trước mắt và lâu dài, để cộng đồng doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn. Đó là ý kiến của đại biểu Phạm Đình Đoàn (Quận Hoàng Mai) tại buổi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2021. Vị đại biểu này cũng bày tỏ, thành phố cần đưa ra các tiêu chí cụ thể để các doanh nghiệp đánh giá năng lực lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện; thành lập cơ quan giám sát việc cắt giảm các rào cản đối với sản xuất kinh doanh...
Cùng quan điểm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, bà Phạm Hải Hoa (huyện Phú Xuyên) nhận định, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố, lãnh đạo các huyện cũng thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với nông dân, doanh nghiệp theo hướng “tăng đối thoại, giảm bức xúc”, từ đó đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng chung của cả thành phố. *Đặt mục tiêu GRDP năm 2021 tăng 7,5% Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song Hà Nội vẫn tăng trưởng; trong đó đạt và vượt 16/22 chỉ tiêu. Tăng trưởng năm 2020 của thành phố ước tăng 3,94%, cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước; cân đối thu - chi ngân sách được đảm bảo, cơ cấu kinh tế cả giai đoạn đã chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại. Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới với 10 huyện và 368 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, thành phố Hà Nội cần tích cực tạo lập, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, ưu tiên cho cải tiến công nghệ và áp dụng mô hình sản xuất mới với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Để tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, Phó Chủ tịch Quốc hội gợi mở, Hà Nội cần tăng cường cải cách hành chính, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện các nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, đòi hỏi thành phố Hà Nội phải quyết tâm cao hơn nữa, chủ động nắm bắt, tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, khắc phục kịp thời các hạn chế, khó khăn, trước mắt là tiếp tục làm tốt việc phòng, chống dịch COVID -19, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ thống nhất với những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp lớn nêu trong các báo cáo, tờ trình đã một bước cụ thể hóa 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá mà Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đã xác định.
Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô ngay từ đầu nhiệm kỳ, lãnh đạo Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, từng cá nhân đồng chí lãnh đạo, đại biểu không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tiếp tục có những đổi mới, phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò cơ quan đại diện và thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Thủ đô. Trong chiều 7/12, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của thành phố. Theo đó, trong năm 2021 Hà Nội đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng khoảng 7,5%; GRDP/người khoảng 135 triệu đồng; vốn đầu tư xã hội tăng 12%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5%; kiểm soát lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%; giảm 20% số hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố.Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 85 trường; tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 85%; số xã nông thôn mới tăng thêm 14 xã, hoàn thành mục tiêu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đồng loạt xử lý xe ô tô dừng, đỗ gây cản trở giao thông
18:50' - 07/12/2020
Công an thành phố Hà Nội vừa đồng loạt ra quân xử lý đối với xe ô tô dừng, đỗ gây cản trở giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử tri Hà Nội kiến nghị nhiều vấn đề bức thiết về đời sống dân sinh
16:53' - 07/12/2020
Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, cử tri kiến nghị nhiều vấn đề bức thiết về đời sống dân sinh.
-
Đời sống
Lộ trình tuyến xe buýt 15 Hà Nội mới nhất năm 2021
13:30' - 07/12/2020
Danh sách, lộ trình tuyến xe buýt 15 (tuyến số 15 BX Gia Lâm - Phố Nỉ) mới nhất, chi tiết nhất tại Hà Nội năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.