Đại diện Qatar vào vòng chung kết bầu cử tổng giám đốc UNESCO
Tại vòng 4 cuộc bầu cử tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra chiều 12/10, đại diện của Qatar đã đi thẳng vào vòng chung kết.
Trong khi đó, ứng cử viên của Pháp và Ai Cập cùng có 18 phiếu, hiện đang ở thế cân bằng và do đó sẽ cạnh tranh để giành chiếc vé còn lại vào đầu giờ họp chiều 13/10, trước khi Hội đồng chấp hành UNESCO tiến hành bỏ phiếu vòng 5 vào cuối buổi họp.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, các ứng cử viên của Trung Quốc và Liban không còn hy vọng giành đủ phiếu để có thể vào vòng 5, đã quyết định rút lui trước giờ bỏ phiếu vòng 4.
Quy trình bầu cử tổng giám đốc UNESCO quy định rõ rằng trong trường hợp tại vòng 5, cả 2 ứng cử viên có cùng số phiếu thì Chủ tịch Hội đồng chấp hành sẽ bốc thăm chọn ứng cử viên duy nhất.
Đại hội đồng UNESCO sẽ xem xét thông qua ứng cử viên duy nhất được Hội đồng chấp hành UNESCO giới thiệu vào khóa họp tháng 11/2017.
Cuộc bỏ phiếu đang bước vào hồi kết nhưng vẫn kịch tính đến phút chót xoay quanh câu hỏi Pháp và Ai Cập, ai sẽ vào được vòng chung kết. Trong trường hợp Ai Cập vượt qua Pháp, cho dù ứng cử viên Qatar hay Ai Cập chiến thắng chung cuộc, lần đầu tiên nhóm nước Arab sẽ có người đảm nhận chức vụ tổng giám đốc một tổ chức quốc tế lớn.
Quyết định rút ra khỏi tổ chức UNESCO của Mỹ vào chiều 12/10, ngay vào đúng thời điểm nhạy cảm này, đang tạo ra những xáo trộn mới về tương quan lực lượng trước vòng cuối của cuộc bầu cử, làm cho kết quả chung cuộc càng khó dự đoán nếu Pháp bước được vào vòng bỏ phiếu cuối cùng và đối mặt với Qatar.
Trên thực tế, tất cả ứng cử viên đều là những gương mặt sáng giá. Bà Moushira Khattab người Ai Cập là một chính khách lão luyện, đã từng giữ cương vị bộ trưởng và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong hệ thống của Liên hợp quốc với tư cách một nhà ngoại giao.
Ai Cập được nhìn nhận như một nước châu Phi dẫn đầu về mặt văn hóa với nền văn minh cổ đại và trong các lần bầu cử tổng giám đốc UNESCO gần đây đều luôn có ứng cử viên nhưng lần nào cũng chỉ về vị trí sau.
Trong khi đó, bà Audrey Azoulay, cựu Bộ trưởng Văn hóa và Truyền thông Pháp, duy trì lợi thế của một chính trị gia nước chủ nhà, có tầm nhìn, có khả năng kết nối với các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ trong bối cảnh khó khăn về tài chính của UNESCO.
Nhưng trong lịch sử, Pháp đã 2 lần giữ chức tổng giám đốc UNESCO và khác với bóng đá, là nước chủ nhà lại là một điểm yếu để đối phương khai thác.
Trong khi đó, ông Hamad bin Al-Kawari, cựu Bộ trưởng Văn hóa Qatar, luôn thể hiện là chính trị gia bản lĩnh và là nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm quốc tế, đã chứng tỏ khá tốt khả năng kết nối với các tổ chức khác nhau, đặc biệt là giới doanh nghiệp, đưa ra được sáng kiến cụ thể để giải quyết các khó khăn về ngân sách của UNESCO.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sau Mỹ, đến Israel tuyên bố sẽ rút khỏi UNESCO
07:48' - 13/10/2017
Ngày 12/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), sau khi Mỹ vừa đưa ra quyết định tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo rút khỏi UNESCO
21:11' - 12/10/2017
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/10 thông báo nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31/12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua vòng 3 bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO
08:11' - 12/10/2017
Vòng 3 cuộc bẩu cử Tổng Giám đốc UNESCO đã ghi nhận sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng cử viên.
-
Kinh tế Thế giới
Bất ngờ vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO
07:59' - 10/10/2017
Vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO đã diễn ra vào cuối buổi họp ngày 9/10 của Hội đồng chấp hành UNESCO, với kết quả bất ngờ ngoài dự đoán của dư luận quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng hóa Indonesia nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế quan 19%
07:08' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.