Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay (Phần 1)
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, có uy tín, tầm ảnh hưởng lớn cả trong và ngoài nước, đóng góp, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta cũng như hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta bồi hồi nhớ lại và càng trân trọng tấm gương đạo đức sáng ngời, người có nhân cách lớn với tư duy lý luận sắc sảo, để lại những di sản lớn và đóng góp, cống hiến vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên nhận định, được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua và đưa vào Nghị quyết Đại hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều giai đoạn cách mạng, nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên cơ sở không ngừng phát triển và hoàn thiện lý luận, tổ chức thực hiện về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Đó là kiên định, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và kế thừa tinh hoa trí tuệ của nhân loại; kiên định mục tiêu độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, được thể hiện rõ qua các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội, các Nghị quyết của Trung ương và được khái quát, hệ thống hóa trong những tác phẩm, công trình lý luận lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong suốt thời gian qua, cùng với mục tiêu kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chúng ta tập trung xây dựng, củng cố ba yếu tố nền tảng là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; với quan điểm xuyên suốt lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Qua thực tiễn gần 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt và sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân ta trong triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, được khẳng định bằng những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực và cũng chính là những minh chứng sống động, thuyết phục cho tổng kết, đánh giá khái quát của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
1. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; chú trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đây cũng là định hướng chỉ đạo quan trọng được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi tham dự các Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) hằng năm từ năm 2017 đến năm 2023 và được thể hiện rõ trong các Kết luận của Trung ương về kinh tế - xã hội hằng năm.
Chúng ta về cơ bản đã đạt được mong muốn của Đồng chí về kết quả năm sau phải cao hơn năm trước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ nét với những thành tựu rất đáng tự hào, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là trong những năm gần đây khi chúng ta đối diện với tình hình khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.
Sau gần 40 năm Đổi mới, từ một nước bị tàn phá sau nhiều cuộc chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đói, bị bao vây, cấm vận suốt 30 năm; Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD năm 2023, tăng gần 60 lần so với năm 1986. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 6,5%/năm, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Quy mô nền kinh tế đạt khoảng 430 tỷ USD năm 2023, đứng thứ 35 thế giới, tăng hơn 95 lần so với năm 1986.. Nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Lạm phát được kiểm soát chỉ còn khoảng 4%/năm từ mức “phi mã” 3 con số của giai đoạn đầu Đổi mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 8 năm liên tiếp; thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới[1]. Từ nước thiếu hụt lương thực trầm trọng, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; năm 2023 xuất khẩu trên 8,1 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu; nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 quốc gia[2]. An ninh năng lượng, việc làm, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm. Bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt; nợ công năm 2023 ở mức khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều giới hạn quy định.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; năm 2023, tỷ trọng khu vực nông nghiệp chỉ còn khoảng 12%. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện; Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài; năm 2023 thu hút được trên 39,4 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 23,2 tỷ USD, lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI; lũy kế đến nay có 40,8 nghìn dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 487 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất, nằm trong chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Intel, Apple, GE, Foxconn… Khu vực tư nhân được khuyến khích phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với khoảng 900 nghìn doanh nghiệp hoạt động.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên nguồn lực và tập trung đầu tư, tạo đột phá cho phát triển, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng viễn thông, hạ tầng giáo dục, y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu; đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 2.000 km đường cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 3.000 km; đang triển khai mở rộng các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng công suất khi hoàn thành toàn bộ lên đến 100 triệu hành khách/năm, tổng vốn đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng và xây dựng các cảng biển mang tầm khu vực, quốc tế cùng với hệ thống giao thông thuỷ nội địa; đồng thời đang tích cực chuẩn bị xây dựng, phê duyệt chủ trương phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao cho giai đoạn 2025 - 2030.
2. Đặc biệt quan tâm và luôn sâu sát chỉ đạo công tác đối ngoại, ngoại giao, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 ngày 19/12/2023, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đối ngoại và ngoại giao đã phát huy thế mới và lực mới, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.
Trong suốt những năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, chúng ta đã luôn kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới; tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng; uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao.
Từ một nước bị bao vây, cấm vận kéo dài trong 30 năm, đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 quốc gia, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 05 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và nhiều nước G20. Đảng ta đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng Cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính. Trong những năm gần đây, hầu hết nguyên thủ, lãnh đạo các nước lớn và các tổ chức quốc tế quan trọng, trong đó có Liên hợp quốc, đều đến thăm, làm việc và có ấn tượng tốt về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chuyến thăm thành công đến các nước, đối tác trên khắp các châu lục.
Trong thời gian gần đây, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Tổng thống của 3 cường quốc lớn là Trung Quốc, Mỹ và Nga. Những nỗ lực này đã thúc đẩy mạnh mẽ đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trên các lĩnh vực, nhất là về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, lao động, văn hóa, giao lưu nhân dân, giao lưu địa phương… Việt Nam được thế giới biết đến như là một đối tác tin cậy, điểm đến an toàn đối với đầu tư, du lịch quốc tế và là một thành viên có trách nhiệm trong việc góp phần giải quyết những vấn đề lớn của khu vực và thế giới.
Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia và đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách quốc tế; có nhiều đề xuất, sáng kiến được ghi nhận tại các cơ chế, khuôn khổ, diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN và các đối tác; đóng góp tích cực vào xử lý các vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu. Chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” đến “đóng góp xây dựng, định hình luật chơi”, Việt Nam đã từng bước nâng tầm tham gia thúc đẩy các tiến trình, các thể chế đa phương dựa trên mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác phát triển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi giữa các bên liên quan.
Ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 quốc gia, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn. Công tác bảo hộ công dân, người Việt Nam ở nước ngoài[3], thông tin đối ngoại được triển khai bài bản, kịp thời, hiệu quả, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Những thành tựu nêu trên đã cho thấy vai trò tiên phong của đối ngoại trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc gia. Những thành tựu đó đã khẳng định tính đúng đắn của trường phái đối ngoại, ngoại giao “Cây tre Việt Nam: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, tập trung chỉ đạo và dày công vun đắp. (Còn tiếp)
---------[1] Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt 732 tỷ USD; bước vào năm 2024, xuất khập khẩu phục hồi mạnh mặc dù gặp nhiều khó khăn, trong 6 tháng đầu năm đạt mức kỷ lục 368,5 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023.[2] Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 53 tỷ USD; trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 34 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ.[3] Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 6 triệu người.
Xem thêm:
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay (Phần 2)
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay (Phần 3)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, nhà ngoại giao tài tình
20:18' - 22/07/2024
Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những tình cảm về đồng chí Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, nhà ngoại giao tài tình.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo
08:28' - 22/07/2024
Xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn Thị Sự (TTXVN)-phóng viên chuyên trách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua nhiều nhiệm kỳ về những kỷ niệm và bài học sâu sắc về người đứng đầu của Đảng ta.
-
Kinh tế Việt Nam
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng (Phần 1)
07:29' - 22/07/2024
TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.
-
Kinh tế & Xã hội
Những phát biểu tâm huyết, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
18:38' - 21/07/2024
Trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những phát biểu, ý kiến tâm huyết, sâu sắc nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24'
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49'
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14'
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43'
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40'
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25'
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách