Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2026 – 2030.
Tại hội thảo, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống, góp phần cải thiện sức sống và diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được giai đoạn 2010-2020, chương trình giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được triển khai đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp.Đến tháng 01/2025, cả nước đã có 6.250/8.014 xã (78%) đạt chuẩn NTM (tăng 9,8% so với cuối năm 2021 và đạt 97,5% mục tiêu giai đoạn 2021-2025); trong đó, có 2.275 xã (36,4%) đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 1.172 xã so với cuối năm 2021, đạt 91% mục tiêu giai đoạn 2021-2025) và 550 xã (8,8%) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 507 xã so với cuối năm 2021, đạt 88% mục tiêu giai đoạn 2021-2025).
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2024 đạt khoảng 56,4 triệu đồng/người/năm (tăng 1,35 lần so với năm 2020). Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 3,3%; môi trường nông thôn được cải thiện theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 58% (tăng 7% so với cuối năm 2020)
Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục giải quyết đó là chênh lệch phát triển giữa các vùng miền. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn chưa đạt chuẩn, điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn. Chất lượng đạt chuẩn chưa thực sự bền vững. Cụ thể một số địa phương gặp khó khăn trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí sau khi đạt chuẩn. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa tạo được đột phá trong nâng cao năng suất và gia tăng giá trị nông sản. Đặc biệt, vấn đề môi trường, xử lý rác thải và nước thải nông thôn vẫn chưa được giải quyết triệt để...
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu có trên 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, trong đó phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu, thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020”; tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, cấp thiết ở địa phương nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn...
Bên cạnh đó, tập trung triển khai các chương trình chuyên đề (chương trình Mỗi xã một sản phẩm; chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; chương trình Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới...) nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới thực chất, đi vào chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để phát triển nông thôn hiện đại, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Đại biểu tham giá đóng góp ý xây dựng chương trình MTQG xâ dựng nông thôn mới giai đoạn 2025- 2030. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Đóng góp ý kiến xây dựng chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 – 2030, ông Cao Đức Phát, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, để xây dựng “Chương trình xây dựng nông thôn hiện đại” cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đủ sức tạo việc làm và nâng cao nhanh thu nhập tại chỗ cho dân cư nông thôn, ngang bằng với thu nhập ở khu vực đô thị. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Quyết liệt bảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao khả năng thích ứng và chống chịu trước biến đổi khí hậu. Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống hiện đại gắn với đô thị hóa.
Ông Lê Minh Hoan, Phó chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, nông thôn mới không có nghĩa là đô thị hóa nông thôn. Chúng ta cần giữ gìn bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, nhưng đồng thời phải đưa công nghệ, chuyển đổi số, thương mại điện tử vào nông thôn, để người dân nông thôn không bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số hoá
Bộ Trưởng kêu gọi các địa phương xây dựng “Tủ sách nông thôn”, tạo điều kiện để người dân có cơ hội tiếp cận tri thức. Không chỉ là những cuốn sách về kỹ thuật nông nghiệp, mà còn là những câu chuyện khởi nghiệp, những bài học về thị trường, về hợp tác xã, về kinh tế tuần hoàn.Bên cạnh đó, cần có các chương trình đào tạo, huấn luyện, huy động lực lượng chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân về nông thôn để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, tạo ra những nghề mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương.Các đại biểu cũng tập trung vào một một số nội dung như: ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để các xã còn lại đạt tiêu chí nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Quy hoạch, định hướng, hỗ trợ xây dựng nông thôn hiện đại ở các vùng thuần nông trên cơ sở phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn. Kết hợp giữa sự hỗ trợ của nhà nước với thu hút đầu tư tư nhân và phong trào quần chúng. Rà soát phân công, phối hợp phù hợp giữa Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
>>> Diện mạo mới cho những vùng quê
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Cân đối nguồn vốn hỗ trợ các dự án, xây dựng nông thôn mới
09:28' - 14/02/2025
Tỉnh Bến Tre thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án.
-
Kinh tế tổng hợp
Nông thôn mới - Những vùng quê đáng sống
08:00' - 29/01/2025
Tính đến cuối năm 2024, Kiên Giang có 116/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 huyện/15 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ huyện nông thôn mới.
-
Đời sống
Xuân về trên miền quê nông thôn mới
13:02' - 28/01/2025
Những ngày tháng 1/2025, không khí Xuân tràn ngập trên khắp nẻo đường tại Sóc Trăng. Đón Xuân Ất Tỵ 2025, người dân ở những xã nông thôn mới thêm vui và phấn khởi khi quê hương đổi thay từng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 16/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Gia Lai xử lý sự cố ô nhiễm môi trường biển
21:26' - 15/07/2025
Qua kiểm tra, điểm xả thải nằm trong phạm vi dự án chỉnh trang, mở rộng tuyến đường dọc bờ kè thôn Lý Chánh - Lý Hòa, do Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Đô thị thành phố Quy Nhơn làm chủ đầu tư.
-
Đời sống
Quảng Ninh với mục tiêu tăng trưởng trên 14%: Thông thoáng, minh bạch môi trường đầu tư
16:14' - 15/07/2025
Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là tích cực thu hút đầu tư, khởi công các dự án đủ điều kiện, qua đó quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 14%.
-
Đời sống
13 thí sinh đầu tiên được trúng tuyển thẳng vào Đại học Y dược TP.HCM
15:50' - 15/07/2025
Ngày 14/7, Đại học Y Dược TPHCM công bố danh sách 13 thí sinh trúng tuyển thẳng vào hệ Đại học Chính quy năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều khu vực bị mất nước vào cuối tuần
15:32' - 15/07/2025
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết sẽ ngưng hoạt động trạm bơm cấp I, II tại Nhà máy nước Thủ Đức từ 21 giờ ngày 19/7 đến 5 giờ ngày 20/7.
-
Đời sống
52 thí sinh xét tuyển thẳng Đại học Hà Nội 2025
14:38' - 15/07/2025
Trường Đại học Hà Nội vừa công bố danh sách 52 thí sinh thuộc diện Xét tuyển thẳng vào Hệ Đại học chính quy năm học 2025 - 2026
-
Đời sống
Hàng nghìn người thiệt mạng vì nắng nóng ở Tây Ban Nha
12:23' - 15/07/2025
Số người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng tại Tây Ban Nha từ ngày 16/5 đến ngày 13/7 là 1.180 người, trong đó số ca tử vong tăng đáng kể trong tuần đầu tiên của tháng 7.
-
Đời sống
Quảng Ninh với mục tiêu tăng trưởng trên 14%: Bứt phá lấy đà tăng trưởng mới
11:41' - 15/07/2025
Quảng Ninh đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách làm, đột phá trong chính sách, định vị lại các giá trị địa phương, nhận diện đầy đủ lợi thế, thách thức, mâu thuẫn, điểm nghẽn để tìm cách hóa giải.
-
Đời sống
Những thí sinh đầu tiên trúng tuyển Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2025
10:35' - 15/07/2025
Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM vừa công bố danh sách thí sinh trúng tuyển đợt xét tuyển thẳng vào hệ Đại học chính quy năm học 2025 - 2026.