Đẩy mạnh thu hút hợp tác phát triển sâm Lai Châu
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội chợ Sâm Lai Châu, chiều 12/11, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo chuyển giao kỹ thuật phát triển sâm Lai Châu với sự tham gia của 300 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các Vụ, Viện thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại biểu các tỉnh, các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân quan tâm đến sâm Lai Châu.
Theo báo cáo đề dẫn khoa học, công nghệ cho thấy, sâm Lai Châu là loài cây đặc hữu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Hàm lượng saponin trung bình khoảng từ 13,38 - 21,34%, đặc biệt hàm lượng majonosid-R2 (RM2) trong các mẫu sâm từ 5-13 tuổi là từ 2,56 - 7,78% và tăng dần theo số năm tuổi. Đây là loài cây bản địa, rất phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh.
Đến nay, có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu mạnh dạn đầu tư, gây trồng được trên 15 ha tại các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ và Tam Đường. Một số doanh nghiệp, nhà đầu tư đang quan tâm đầu tư phát triển cây sâm Lai Châu dưới tán rừng, giúp bà con vùng sâu, vùng xa, biên giới từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây sâm Lai Châu trong thời gian tới, UBND tỉnh Lai Châu tiếp tục khuyến khích hình thức liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp với nông dân; khuyến khích tích tụ đất đai để tạo các vùng trồng cây dược liệu tập trung theo các phương thức góp đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và tự nguyện giữa người có đất với người có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật. Tỉnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất cây giống, xây dựng cơ sở chế biến gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sâm Lai Châu. Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, tiềm năng, triển vọng và khó khăn, thách thức cũng như giải pháp để phát triển sâm Lai Châu vươn ra thị trường. Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển sâm Hàn Quốc và giải pháp đưa sản phẩm sâm Lai Châu (Việt Nam) vươn xa, ông Lee Sang Shin, Tổng Giám đốc Công ty Viko Energy Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: "Sâm Hàn Quốc phát triển như ngày nay là được nghiên cứu rất kỹ từ các chuyên gia, giáo sư đầu ngành về sâm. Chúng tôi nỗ lực để Việt Nam có sản phẩm chế biến sâu và nổi tiếng như dòng sản phẩm sâm Hàn Quốc". Để sâm Lai Châu nói riêng và sâm Việt Nam nói chung phát triển bền vững thì cần 3 sự đồng hành của các bộ, ngành liên quan, tổ chức nghiên cứu về sâm và người nông dân. Nếu có sự cộng hưởng từ 3 đối tác đó mới có được sản phẩm thành công. Tuy nhiên, muốn tạo ra sản phẩm mang thương hiệu riêng, điều quan trọng nhất đó là sản phẩm sâm Lai Châu cần nghiên cứu, tìm cách đăng ký thương hiệu theo mã quốc tế và có chính sách quảng bá hình ảnh, marketing. Tiến sĩ Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra một số giải pháp phát triển sâm Lai Châu như: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tỉnh cần xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đảm bảo năng suất, chất lượng dược liệu; quy hoạch và phát triển vùng trồng nhưng phải kiểm soát việc mở rộng vùng trồng sâm Lai Châu; nghiên cứu giải pháp về "cơ chế chính sách đặc biệt" phát triển vùng sâm theo hướng tập trung thành hàng hóa với sự tham gia 4 nhà "Nhà nước - Doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà khoa học"; xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các địa phương có phân bố sâm Lai Châu.Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải nhấn mạnh: Hội thảo đã thông qua 5 báo cáo khoa học và 6 ý kiến trao đổi, thảo luận. Qua đó, cung cấp thông tin khoa học, thực tiễn về phân loại thực vật, phân tách đánh giá thành phần dược liệu, tạo chọn giống, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng trọt, canh tác. Mặt khác nêu các vấn đề thực tế khó khăn, vướng mắc tại các vườn trồng sâm Lai Châu và sự trao đổi chuyên môn cụ thể.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ Lai Châu phát triển sâm Lai Châu trong các chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 khi được Chính phủ phê duyệt; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm giúp đỡ về chuyên môn cho tỉnh để mở rộng, phát triển vùng sâm Lai Châu.Các tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học, tiếp tục quan tâm, đóng góp tâm lực, trí tuệ nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiến thức chuyên sâu trong phát triển trồng, chăm sóc và chế biến các sản phẩm từ sâm Lai Châu.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện rà soát và kịp thời đặt hàng nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp khoa học kỹ thuật ứng dụng phát triển sâm Lai Châu, hoàn thiện chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm Lai Châu trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trồng và chế biến sâm Lai Châu tiếp tục dành nguồn lực mở rộng quy mô vùng trồng sâm Lai Châu, quyết tâm đưa sản phẩm sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, hướng tới sản phẩm Quốc gia./.
>>>Hiện thực khát vọng vươn xa của cây Sâm Lai Châu
- Từ khóa :
- sâm lai châu
- lai châu
- Bộ Khoa học và Công nghệ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xúc tiến đầu tư phát triển sâm Lai Châu
12:08' - 12/11/2022
UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển sâm Lai Châu nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển và quảng bá cây sâm Lai Châu
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhộn nhịp mùa thu mua rơm rạ sau thu hoạch lúa tại Sóc Trăng
20:40' - 17/01/2025
Tại Sóc Trăng, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, hàng nghìn ha rơm rạ còn lại trên đồng ruộng được nhiều thương lái đến thu mua.
-
Hàng hoá
Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia
16:45' - 17/01/2025
Việc nước mắm Lê Gia được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu của mắm của Lê Gia mà còn mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng đến tuần tăng thứ tư liên tiếp
16:32' - 17/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 17/1 tại châu Á, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
-
Hàng hoá
Đối mặt sức ép, ngành gỗ Bình Định đề ra loạt giải pháp tăng trưởng xuất khẩu năm 2025
13:10' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định Lê Minh Thiện cho biết, năm 2025, hiệp hội đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 7-10% so với năm 2024.
-
Hàng hoá
Dự báo thời tiết thuận lợi, giá đậu tương hạ
09:22' - 17/01/2025
Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp sau khi đánh mất thêm 2,28% trong phiên hôm qua, đóng cửa ở mức 1.019 cents/giạ (374,4 USD/tấn).
-
Hàng hoá
Căng thẳng trên Biển Đỏ dịu bớt, giá dầu thế giới đi xuống
07:17' - 17/01/2025
Trong phiên giao dịch 16/1, giá dầu thế giới đi xuống giữa bối cảnh các cuộc tấn công vào tàu thuyền trên Biển Đỏ có thể tạm ngừng.
-
Hàng hoá
Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá
19:39' - 16/01/2025
Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp
17:28' - 16/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 16/1 và là phiên thứ hai tăng liên tiếp do lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
-
Hàng hoá
Để xuất khẩu tôm giữ vững vị thế
16:44' - 16/01/2025
Truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, phúc lợi động vật, sản xuất xanh… là những quy định mà thị trường nhập khẩu lớn yêu cầu ngành hàng tôm phải đạt được nếu muốn giữ vững vị thế.