ĐBSCL: Các đợt xâm nhập mặn cao nhất xảy ra trong tháng 2 và 3
Theo ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020.
Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh từ đầu tháng 2/2022.
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3 (từ 13-17/2, từ 26/2-5/3, từ 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3- 4 (từ 14-19/3, từ 28/3-3/4, từ 12-17/4). Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Ông Phùng Tiến Dũng khuyến cáo, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Để phòng, chống xâm nhập mặn, các địa phương đầu tư gia cố, sửa chữa các cống đập không đảm bảo ngăn mặn; tổ chức đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt; xây dựng đưa vào vận hành trạm bơm dã chiến; mở vòi nước công cộng theo kế hoạch để cấp nước cho người dân; mở vận hành các giếng khoan dự phòng; khẩn trương thi công hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn để phục vụ công tác phòng, chống hạn, mặn đảm bảo sản xuất. Đồng thời, các địa phương tổ chức tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn; tuyên truyền vận động người dân thực hiện cắt vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng; sử dụng tiết kiệm nguồn nước, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô; bơm trữ nước lên ruộng, ao, đầm.../.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ sâu hơn
18:46' - 06/02/2022
Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian tới còn tiếp tục gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ
11:32'
Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 3,9 m trong khoảng thời gian từ 1-4 giờ ngày 10/9.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Vùng núi và trung du Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa trên 150 mm
10:47'
Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150 mm trong 3 giờ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 9/7: Nắng nóng kéo dài ở miền Bắc và miền Trung
07:16'
Dự báo thời tiết ngày 9/7, thời tiết trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp với nắng nóng kéo dài ở nhiều khu vực miền Bắc và miền Trung, trong khi mưa dông xuất hiện vào chiều tối và đêm.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày mai 9/7: Cả nước ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông
20:11' - 08/07/2025
Dự báo thời tiết ngày 9/7, cả nước ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Nhiệt độ tại thủ đô Seoul cao nhất trong gần 120 năm qua
16:55' - 08/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, nhiệt độ tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã tăng vọt lên 37,1 độ C vào khoảng 14h (giờ địa phương, tức 12h theo giờ Việt Nam) ngày 8/7-mức nhiệt cao nhất trong gần 120 năm qua.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Từ ngày 9-10/7, nắng nóng bao trùm nhiều khu vực
15:26' - 08/07/2025
Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Mưa lớn cục bộ ở vùng núi Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ
11:31' - 08/07/2025
Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thế giới "oằn mình" trong nắng nóng kỷ lục tháng 6
10:43' - 08/07/2025
Tháng 6 vừa qua đã trở thành một cột mốc đáng báo động trong cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, khi hàng loạt quốc gia tại ba châu lục trên thế giới ghi nhận những mức nhiệt cao nhất.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết hôm nay 8/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng
08:01' - 08/07/2025
Dự báo thời tiết ngày 8/7, Hà Nội tiếp tục nắng nóng với nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C, nhiệt độ cao nhất 34-36 độ C; Lai Châu có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.