Để di sản không gian văn hóa cồng chiêng mãi trường tồn với thời gian
Với các già làng, những nghệ nhân cồng chiêng của Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, họ thấu hiểu sự giao thoa văn hóa giữa các thế hệ là nguyên nhân chính dẫn tới sự thiếu quan tâm của con cháu đối với di sản văn hóa công chiêng mà các thế hệ cha ông đã tạo dựng.
Để di sản cồng chiêng mãi trường tồn với thời gian, các nghệ nhân cồng chiêng đã dồn hết tâm huyết, niềm mong mỏi của mình vào thế hệ con trẻ.
Về làng Plei Ốp, thành phố Pleiku một buổi chiều tà, khi mặt trời còn lấp ló sau những rặng cây của làng, đã thoáng thấy lũ trẻ háo hức, rộn ràng chuẩn bị các dụng cụ cho buổi học đánh cồng chiêng.Trước khuôn viên nhà Rông, dưới bóng cây cổ thụ của làng, những đứa trẻ lên 5 lên 10 trong trang phục truyền thống Ba Na, tay cầm chiêng bắt đầu nhịp bước đều theo giai điệu âm thanh trầm bổng đầy mê hoặc.
Đến với lớp học, các em bỗng chốc trở thành những nghệ nhân nhí tài hoa và ngọn lửa âm nhạc truyền thống đang được các nghệ nhân lưu truyền lại cho chính những đứa con của núi rừng Tây Nguyên.
Già Pui Mlich, một trong ba nghệ nhân trực tiếp tham gia giảng dạy , đôi chân cứ thoăt thoắt đi đi lại lại, lúc chỉ cháu này bước sao cho đúng nhịp, khi lại sửa tư thế cầm chiêng cho cháu kia sao cho đúng với niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt.Già Mlich tâm sự: "Mình già rồi, mình rất muốn tranh thủ truyền đạt lại những kiến thức cơ bản về nghệ thuật đánh cồng chiêng cho con cháu với mong muốn thế hệ sau sẽ yêu mến giá trị đặc sắc của môn nghệ thuật này, qua đó để không gian văn hóa cồng chiêng mãi mãi trường tồn trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên".
Đối với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, tiếng cồng, tiếng chiêng không chỉ là sự sáng tạo độc đáo, mà còn là hồn núi mang âm vang linh thiêng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.Năm 2005, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại , đã trở thành nguồn động viên to lớn và việc truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác như một niềm vinh dự, tự hào của các dân tộc Tây Nguyên nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quí báu trong đời sống cộng đồng các buôn làng.
Luôn mang trong mình trăn trở ấy, nghệ nhân cồng chiêng Rah Lan Aka ở làng Choet II, phường Thắng Lợi (thành phố Pleiku) vẫn ngày ngày đau đáu với việc truyền dạy nghệ thuật đánh cồng chiêng.Ông tâm sự: "Nhìn lũ trẻ hòa tấu thành thạo những bài cồng chiêng quí, tôi hạnh phúc lắm. Càng vui hơn khi thấy bọn trẻ đam mê, hào hứng với không gian cồng chiêng, dù biểu diễn chưa thật xuất sắc nhưng tinh thần tự hào dân tộc đang ngập tràn sức sống".
Những giai điệu mê hoặc của những bài cồng chiêng cổ đặc sắc gắn liền với đời sống hàng ngày như hòa tấu cồng chiêng mừng chiến thắng, mừng lúa mới; lễ hội đâm trâu, lễ pơ thi, lễ bỏ mả…đã thổi vào hồn các em niềm đam mê và khơi dậy dòng máu nghệ thuật đầy tiềm ẩn trong các em.Tham gia vào đội hình cồng chiêng, các em còn được hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng nghi lễ, tập tục của dân tộc mình từ đó đánh thức niềm tự hào trong việc bảo tồn, lưu giữ nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc mình-anh Ksor Gat, Đội trưởng đội cồng chiêng nhí phường Thắng Lợi chia sẻ.
Được sinh ra trong cái nôi của nền văn hóa nghệ thuật dân gian Tây Nguyên nên ngay từ lúc chập chững biết đi, những người con của các buôn làng Tây Nguyên đều được đắm mình với tiếng cồng, con chiêng. Thế nên, dù mới lên 5 tuổi nhưng Y Trung ở làng Wâu (xã Chư Á, thành phố Pleiku) đã chơi thành thạo rất nhiều bài chiêng của dân tộc Ba Na.Y Trung bẽn lẽn cho biết: "Con rất thích được cầm chiêng và gõ theo nhịp vì âm thanh của nó rất hay và sống động. Sau này lớn lên con sẽ đánh những chiếc chiêng thật lớn".
H’Hông, 13 tuổi ở làng Choet Ngol cũng không giấu được niềm tự hào: "Em tham gia vào đội cồng chiêng từ khi lên 7 tuổi. Những bài chiêng mang nội dung ca ngợi buôn làng, nhắc nhở mọi người lao động, yêu thương nhau và nhớ về nguồn cội đã gợi cho chúng em tình cảm biết yêu thương nhau và tự hào với truyền thống quí báu của dân tộc mình".
Ngày nay, trong các lễ hội lớn ở các buôn làng Tây Nguyên, không thiếu tiếng cồng chiêng của những nghệ nhân nhí. Hình ảnh ấy cho thấy đã có một sự kế thừa căn bản từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mai đây, tiếng cồng chiêng ấy sẽ lớn dần, vang xa mãi khắp đại ngàn vẫn là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Tỉnh Gia Lai hiện còn lưu giữ được gần 6.000 bộ cồng chiêng, trong đó có nhiều bộ cồng chiêng cổ và hiếm. Buôn làng dân tộc nào cũng còn lưu giữ được ít nhất vài bộ, có những buôn làng ở các huyện Ia Grai, Mang Yang...còn "sở hữu" đến cả chục bộ. Ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Gia Lai cho biết, từ nhiều năm nay ở các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tốt các giải pháp tích cực, nhằm lưu giữ loại hình văn hoá đặc sắc này của người bản địa J'rai và Bahnar thông qua các lễ hội, liên hoan cồng chiêng, mở rộng truyền nghề cho lớp trẻ và học sinh trong các trường học dân tộc./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng bá Festival Di sản Quảng Nam 2017 đến với du khách
05:59' - 01/01/2017
Festival Di sản Quảng Nam 2017 được khởi động từ ngày 27/1/2017 bằng sự kiện Lễ hội ánh sáng Hội An chào đón Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh sẽ chấm dứt nuôi trồng thủy sản trong khu vực di sản vịnh Hạ Long
13:04' - 19/12/2016
Tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
-
Kinh tế & Xã hội
UNESCO công nhận thành phố Rio de Janeiro là di sản thế giới
09:53' - 14/12/2016
Trong tuyên bố mới đây, UNESCO đã quyết định đưa Rio de Janeiro vào danh sách các di sản được bảo vệ, nhấn mạnh đây là sự "tổng hòa kỳ diệu" của vẻ đẹp nhân tạo và vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi: Tai nạn hầm mỏ khiến hàng trăm người mắc kẹt dưới lòng đất
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại mỏ vàng Kloof của tập đoàn Sibanye-Stillwater ở Nam Phi, khiến 260 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 24/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/5, sáng mai 25/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học
22:00' - 23/05/2025
Ngày 23/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2588/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại học Harvard kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump
21:49' - 23/05/2025
Ngày 23/5, Đại học Harvard của Mỹ đã kiện chính phủ liên bang về quyết định của Tổng thống Donald Trump thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
19:59' - 23/05/2025
Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế.
-
Kinh tế & Xã hội
Sớm đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động
19:43' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã đi kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/5. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/5/2025. XSMN thứ Bảy ngày 24/5
19:39' - 23/05/2025
Bnews. XSMN 24/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/5. XSMN thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/5. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 24/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/5. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/5/2025. XSMB thứ Bảy ngày 24/5
19:39' - 23/05/2025
Bnews. XSMB 24/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/5. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/5. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 24/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 24/5. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 24/5/2025. XSDNA ngày 24/5. XSDNA hôm nay
19:38' - 23/05/2025
XSDNA 24/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/5. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 24/5. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 24/5/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 24/5/2025.