Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục nhận hối lộ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 8 bị can trong vụ án "Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên nhà xuất bản) bị đề nghị truy tố tội "Nhận hối lộ". Các bị can Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát) bị đề nghị truy tố cùng về tội "Đưa hối lộ".
Năm bị can khác là các cựu lãnh đạo, nhân viên nhà xuất bản bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" gồm: Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu Trưởng Ban Kế hoạch Maketing), Đinh Quốc Khánh (cựu Phó trưởng Phòng in), Phạm Gia Thạch (cựu thành viên Hội đồng thành viên), Hoàng Lê Bách và Lê Hoàng Hải (cùng là cựu Phó Giám đốc). Theo kết luận điều tra, mua giấy in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của Nhà xuất bản Giáo dục, sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, Nhà xuất bản Giáo dục đều áp dụng hình thức "chào giá". Nhà xuất bản Giáo dục không thuộc trường hợp bắt buộc thực hiện theo các hình thức của Luật Đấu thầu nên có thể tự ban hành quy định riêng về hoạt động mua sắm, áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp. Kết luận điều tra thể hiện, năm 2017, Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục. Theo đề nghị của Ngọc và Minh, Thái đã chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu giấy in sai quy định. Theo đó, hai bị can Ngọc và Minh lựa chọn mua sắm giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn, trái quy định của Luật Đấu thầu để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực, đồng thời tiết lộ thông tin trước khi phát hành hồ sơ yêu cầu, thông đồng và hợp thức hóa thủ tục đấu thầu để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát được cung cấp giấy in cho Nhà xuất bản Giáo dục. Giám định cho thấy, với 7 gói thầu giấy in, các bị can trong vụ án đã gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, để được tham gia và trúng thầu, hai bị can Ngọc và Minh đã nhiều lần đưa hối lộ cho Thái. Từ năm 2018 đến năm 2021, các công ty của Ngọc tham gia và trúng 10 gói thầu, tổng trị giá 1.593 tỷ đồng. Sau khi được Thái giúp đỡ, trúng thầu và ký hợp đồng, Ngọc đều đặn đưa 4 tỷ đồng một năm để cảm ơn Thái. Trong 4 năm liền, cách thức đưa tiền đều giống nhau, thường vào các dịp cuối năm hoặc đầu năm dương lịch, Ngọc tự chuẩn bị số tiền 4 tỷ đồng đựng trong túi đựng quà Tết.Sau đó, Ngọc xách theo, mang đến phòng làm việc của Thái rồi để lại. Ngoài ra, vào dịp Tết Nguyên đán từ năm 2018 đến năm 2022, Ngọc đều đặn cảm ơn Thái số tiền 200 triệu đồng một năm, tổng số tiền là 1 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, Thái nhận hối lộ từ Ngọc 20 tỷ đồng và giúp nhóm công ty của Ngọc trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỷ đồng.
Đối với Nguyễn Trí Minh, Cơ quan điều tra xác định, năm 2017, Minh cũng đến gặp Thái và tự giới thiệu là đối tác cung cấp giấy nhiều năm cho Nhà xuất bản Giáo dục. Minh đề nghị và được Thái đồng ý tạo điều kiện cho Công ty Minh Cường Phát được tiếp tục cung cấp giấy cho Nhà xuất bản Giáo dục.Sau đó, Công ty Minh Cường Phát được đưa vào danh sách ngắn, được tham dự và trúng một gói thầu. Đổi lại, Minh “tặng” Thái 400 triệu đồng kèm hộp bánh, chai rượu. Để được trúng các gói thầu tiếp theo, Minh còn nhiều lần hối lộ Thái với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng. Công ty Minh Cường Phát do vậy được trúng 5 gói thầu của Nhà xuất bản Giáo dục, tổng trị giá hơn 200 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra nhận thấy, việc mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của Nhà xuất bản Giáo dục, được thực hiện hằng năm, giá giấy in chiếm từ 30 đến 40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa, việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách.Việc mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố chủ hệ thống cửa hàng xe máy mua xe không giấy tờ rồi hợp thức hóa
08:09' - 20/09/2024
Cơ quan Công an xác định Tân cùng đồng bọn đã bán 259 xe mô tô bị mài đục số khung, số máy, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 9,3 tỉ đồng đồng của 258 bị hại.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan với ba tội danh
10:30' - 19/09/2024
Ngày 19/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến trong vụ công ty AIC
15:50' - 13/09/2024
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Để nghỉ hưu sớm cần có những điều kiện gì?
12:36'
Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thuộc một trong các trường hợp sau.
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Mỹ thu hẹp phán quyết hạn chế chính phủ sa thải nhân viên thử việc
11:29'
Ngày 1/4, một thẩm phán liên bang Mỹ ra phán quyết yêu cầu Chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể sa thải nhanh hàng nghìn nhân viên liên bang thử việc ở 19 tiểu bang và Washington D.C.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh trong ngày phán quyết Tổng thống
09:56'
Lực lượng cảnh sát cho biết hàng chục nghìn người dự kiến sẽ tụ tập gần Tòa án Hiến pháp, cũng như ở các khu vực lân cận, bao gồm Sejongdaero, Euljiro và Sajikro, vào ngày ra phán quyết.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo lừa đảo học chương trình "Học kỳ trong quân đội"
17:45' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Tỉnh Đoàn Quảng Trị cho biết, hiện chưa có kế hoạch tổ chức chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 và cảnh báo người dân về các trang mạng mạo danh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án đường, cầu vượt đường sắt ở Quảng Bình sau 3 năm vẫn gặp khó
17:37' - 01/04/2025
Dự án đường và cầu vượt đường sắt trung tâm thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được kỳ vọng sẽ góp phần điều tiết tốt giao thông nội đô, giảm ùn tắc giao thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt 2 đối tượng lập tài khoản Facebook giả lừa gần 1,5 tỷ đồng
16:59' - 01/04/2025
Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Thanh Hóa) thông tin, đơn vị đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”
12:42' - 01/04/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc chờ đợi phán quyết lịch sử về Tổng thống Yoon Suk Yeol
12:39' - 01/04/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định quan trọng trong ngày 4/4 về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ bị chính thức phế truất hay được phục hồi chức vụ.
-
Kinh tế và pháp luật
Thủ tướng Israel cung cấp lời khai trong vụ bê bối “Qatargate”
10:21' - 01/04/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 31/3 đã chính thức cung cấp lời khai cho cảnh sát trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ bê bối được gọi là “Qatargate”.