Đề xuất cơ chế giải quyết kiến nghị trong đấu thầu tại Việt Nam
Đây là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng chia sẻ thông tin, trao đổi, tìm ra cơ chế, mô hình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kiến nghị và giải quyết kiến nghị trong đấu thầu là một nhu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Ở bất cứ quốc gia hay tổ chức quốc tế nào khi tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì đều có cơ chế về kiến nghị và kiến nghị trong đấu thầu. Mặc dù về tổng thể, Luật Đấu thầu 43/2013 đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng qua thực tiễn vận hành cần tiếp tục cập nhật, nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh hoặc còn tồn tại để tiếp tục hoàn thiện nhằm đạt được hiệu lực, hiệu quả cao nhất theo tinh thần xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cùng với việc hội nhập sâu rộng thì đấu thầu ở Việt Nam ngày càng phong phú; trong đó, có lĩnh vực mua sắm công. Trong bối cảnh đó, cơ chế giải quyết kiến nghị trong đấu thầu đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà thầu trong nước và nước ngoài. Do đó, cần đổi mới dần dần để phù hợp với thực tế. Thứ trưởng Đào Quang Thu hy vọng, với kinh nghiệm của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế, chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ góp ý kiến làm rõ những hạn chế trong giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu của Việt Nam.Trên cơ sở những ý kiến này, sẽ làm cơ sở để nghiên cứu, tiếp thu, sửa đổi những quy định trong cơ chế đấu thầu cho phù hợp và góp phần hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, mua sắm công chiếm 15-20% GDP của các quốc gia trên toàn thế giới và là một lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu của Chính phủ hàng năm. Ở Việt Nam chi tiêu bình quân so với GDP đã tăng từ mức 28,5%, giai đoạn 2001-2005 lên 29,73% giai đoạn 2006-2010. Giai đoạn 2011-2013, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, mức chi ngân sách so với GDP tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao 28,15%, qua đó, có thể thấy quy mô chi tiêu Chính phủ ở Việt Nam hiện đang khá cao. Do vậy, việc chi tiêu, sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho hợp lý là điều mà Chính phủ và các nhà làm luật quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, đấu thầu, mua sắm công được đánh giá là hình thức tiết kiệm và minh bạch nhất cho việc chi tiêu Chính phủ nói chung bởi bên mời thầu có thể đánh giá và lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Để tối đa hóa hiệu quả kinh tế đạt được từ hoạt động đấu thầu, ông Lê Văn Tăng đề xuất, phải độc lập về tổ chức với các bên có liên quan trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; tiếp nhận kiến nghị trực tiếp từ nhà thầu, xem xét, giải quyết kiến nghị nhanh gọn, không cần đi qua các khâu trung gian, không bắt buộc phải thành lập hội đồng tư vấn mỗi khi có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, một số quy định trong đấu thầu còn chưa thống nhất, chưa rõ ràng, không khả thi và chưa thực sự hiệu quả… Do đó, Việt Nam cần rà soát và hoàn thiện các quy định bất cập, hạn chế; đồng thời, sớm nghiên cứu và thành lập cơ quan hành chính độc lập giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Chia sẻ kinh nghiệm, GS, Daniel I.Gordon, Tư vấn cấp cao, Trường Đại học Luật George Washington cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm giải trình của các cán bộ đấu thầu và các cơ quan Chính phủ; thúc đẩy tính minh bạch trong hoạt động của hệ thống đấu thầu; tránh các chi phí và chậm chễ không cần thiết cũng như gây gián đoạn đối với công tác đấu thầu trong suốt quá trình kiến nghị. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, nhiều nước trên thế giới và tổ chức quốc tế đã áp dụng mô hình cơ quan giải quyết kiến nghị độc lập, cơ chế này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu của Việt Nam; đồng thời, góp phần đưa Luật Đấu thầu của Việt Nam vào cuộc sống, nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk lên tiếng về việc đấu thầu thuốc
09:58' - 09/06/2016
Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến những sai phạm trong việc đấu thầu thuốc và mua sắm các trang thiết bị y tế ở tỉnh Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiết kiệm 3,9 tỷ đồng từ đấu thầu bảo trì đường thủy
10:07' - 05/06/2016
Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết các gói thầu đều giảm chi phí từ 3-5% so với phương thức đặt hàng trước, tiết kiệm đáng kể tiền ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng minh bạch trong đấu thầu bảo trì đường thủy
05:30' - 04/05/2016
Dự kiến trong quý II, các tuyến đường thủy nội địa quốc gia sẽ tổ chức đấu thầu bảo trì. Đây là một trong những giải pháp nhằm hướng tới sự minh bạch hóa các nguồn lực cho công tác bảo trì đường thủy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị khởi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
17:49'
Dự án Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là Dự án rất quan trọng trong việc truyền tải điện mua từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh chậm tiến độ do thiếu nguồn cát
16:14'
Hiện nay, dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đang gặp khó khăn là nguồn cát đắp nền đường khan hiếm, còn thiếu khoảng 54.500 m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi công Dự án xây dựng đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan
16:08'
Các nhà thầu đang tích cực thi công, mục tiêu đến tháng 8/2025 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị
16:08'
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 413km và phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ Sài Gòn - Đại Ninh: Tập đoàn Novaland kháng cáo xin tiếp tục được thực hiện dự án
16:01'
Tập đoàn Novaland kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm, trong đó, không kiến nghị thu hồi Dự án Đại Ninh mà giao cho các bên liên quan được tiếp tục thực hiện Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn lưới truyền tải điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên
15:29'
Mùa khô hàng năm vẫn được đánh giá là một trong những mùa áp lực về cung cấp điện rất lớn, không chỉ trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên mà còn trên địa bàn cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Rosatom giới thiệu công nghệ tương lai tiềm năng cho hợp tác với Việt Nam
15:03'
Hiện nay tại Rosatom đang phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ lượng tử trong lĩnh vực điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sớm khắc phục sự cố phun trào phụ gia đào hầm đường sắt
14:45'
Trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh có khoảng hơn 30 hộ dân sinh sống. Trước khi sự cố xảy ra, 15 hộ dân này đã tạm thời di dời để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đủ điều kiện, năng lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025
12:48'
Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường.