Đề xuất tích hợp AI, big data để nâng cao khả năng phân tích thị trường lao động
Hiện dự thảo Luật còn 8 chương và 61 điều, giảm 1 chương và 33 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Nhiều nội dung trong dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng bổ sung tích hợp hoặc bãi bỏ để các quy định rõ ràng, thực chất, đúng thẩm quyền của Quốc hội.
Nâng cao khả năng phân tích thị trường lao động
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) cho rằng, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần được điều chỉnh theo ba trọng tâm: Phát triển nhân lực số, hoàn thiện hạ tầng số của thị trường lao động và thúc đẩy việc làm sáng tạo.
Về vấn đề phát triển nhân lực số, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị, bổ sung các quy định về phát triển kỹ năng số và nhân lực công nghệ cao; song song đó, đưa nguyên tắc “trọng dụng nhân tài” vào Luật để làm cơ sở thu hút, đãi ngộ chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ cao và khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người có trình độ chuyên môn sâu; cần có chính sách đào tạo lại để người lao động thích ứng với chuyển đổi số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.
Cho rằng cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động thống nhất, liên thông và thân thiện với người dùng, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị, bổ sung nguyên tắc “mở dữ liệu” trong các quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động, nhằm bảo đảm dữ liệu thị trường lao động được công khai tối đa, để doanh nghiệp, người lao động dễ dàng khai thác thông tin, phân tích xu hướng việc làm, qua đó kết nối cung - cầu hiệu quả hơn.
Bên cạnh kết nối với các cơ sở dữ liệu nhà nước, đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định khuyến khích các nền tảng việc làm tư nhân kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia; yêu cầu ứng dụng công nghệ mới (AI, dữ liệu lớn) trong phân tích, dự báo thị trường lao động, giúp thông tin dự báo chính xác và kịp thời, nâng cao hiệu quả điều hành thị trường lao động.
Về vấn đề thúc đẩy việc làm sáng tạo, theo đại biểu Trần Văn Khải, cần hoàn thiện các quy định nhằm tạo động lực phát triển các hình thức việc làm mới, việc làm trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo...
Đồng quan điểm, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề xuất bổ sung quy định về tích hợp công nghệ AI, big data (dữ liệu lớn) để dự báo lao động nhằm nâng cao khả năng phân tích thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đồng thời cập nhật dữ liệu theo thời gian thực để đảm bảo tính đồng bộ, liên thông với hệ thống dữ liệu về an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, giáo dục nghề nghiệp.
Liên quan đến việc kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động với cơ sở dữ liệu khác, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, dự thảo Luật nên làm rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật khi kết nối, tránh tình trạng dữ liệu rời rạc, không đồng bộ; đồng thời, bổ sung cơ chế giám sát, kiểm định chất lượng dữ liệu, bảo đảm thông tin chính xác, minh bạch.
Đề nghị phân quyền cho địa phương
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) đề nghị bổ sung thêm phân quyền cho địa phương và hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng, cơ quan quản lý nhà nước về việc làm ở trung ương chủ trì, phối hợp xây dựng, quản lý vận hành và phân quyền cho địa phương khai thác hệ thống thông tin thị trường lao động.
"Thực tế, địa phương không được phân quyền khai thác hệ thống thông tin thị trường lao động thì không thực hiện được công tác quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách cũng như phân tích, dự báo thị trường lao động và hỗ trợ cho các cơ quan thị trường lao động, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thị trường lao động tại địa bàn. Như vậy, việc phân cấp này rất cần có hỗ trợ từ cơ quan trung ương và phân quyền cho địa phương", đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà nói.
Làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Văn Thanh cho biết, đối với các hệ thống thông tin, nguyên tắc dự thảo Luật là, cơ sở dữ liệu thu thập thông tin này được chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dân cư và các cơ sở liệu khác. Do đó, Bộ Nội vụ sẽ bổ sung thêm các danh mục, làm sao để kết hợp khai thác dễ dàng hơn theo Luật Cơ sở dữ liệu; đồng thời rõ trách nhiệm của các địa phương, tạo thuận lợi và đảm bảo chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Văn Thanh cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để việc tiếp cận và chia sẻ thông tin thuận lợi, dễ dàng hơn. "Mục tiêu chính của hệ thống thông tin là tất cả các thông tin của lao động đăng lên để nhà tuyển dụng dễ dàng khai thác thông tin và tuyển dụng; người lao động dễ dàng tìm kiếm được việc làm tốt hơn", Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm bớt thủ tục khi nhà giáo có nguyện vọng chuyển công tác
17:57' - 25/03/2025
Chiều 25/3, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Dự thảo luật đã bảo đảm đúng tinh thần định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
14:11' - 25/03/2025
Sáng 25/3, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách: Đề xuất miễn, giảm thuế thu nhập cho chuyên gia công nghệ cao
13:07' - 25/03/2025
Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) kiến nghị bổ sung các chính sách nhân tài mang tính đột phá như: miễn, giảm thuế thu nhập cho chuyên gia công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân song hành với doanh nghiệp Nhà nước
21:02' - 09/05/2025
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" đã diễn ra vào chiều 9/5 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước sẽ dôi dư 4.226 trụ sở công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
20:35' - 09/05/2025
Tổng hợp của Bộ Nội vụ từ số liệu báo cáo tại Đề án của các tỉnh, thành phố cho thấy, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22' - 09/05/2025
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam
20:22' - 09/05/2025
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tiếp tục cung cấp dữ liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương
20:05' - 09/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh có 78 phường không tổ chức HĐND sau sắp xếp
20:05' - 09/05/2025
Theo Đề án số 3019/ĐA-UBND, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Hội đồng nhân dân cấp xã và 78 phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ phạm vi áp dụng Luật Công nghiệp công nghệ số
19:10' - 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 9/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng kim ngạch thương mại hai chiều hàng nông lâm thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ
18:37' - 09/05/2025
Ngày 9/5, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva
16:41' - 09/05/2025
Ngày 9/5 theo giờ Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.