Dịch COVID-19: Cảnh báo về những làn sóng dịch mới
Điều này càng chỉ ra rằng rất khó kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh ngay cả khi áp dụng các biện pháp đóng cửa biên giới hoặc cách ly từng phần.
Trong tuần này, thành phố lớn thứ 2 tại Australia là Melbourne đã tái áp dụng tình trạng phong tỏa trong bối cảnh lần đầu tiên trong 100 năm qua chính phủ liên bang phải ngừng các tuyến kết nối giữa bang Victoria và bang New South Wales.
Trong khi đó, tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), giới chức đang cố kiềm chế làn sóng dịch bệnh thứ 3 sau nhiều tuần không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Dù so sánh với những số ca nhiễm mới được ghi nhận tại các quốc gia đang là điểm nóng của dịch bệnh thế giới như Mỹ hay một số vùng ở Tây Âu thì số ca mắc mới hàng ngày ở Australia và Hong Kong (Trung Quốc) không thấm vào đâu, nhưng những diễn biến trên phần nào làm dấy lên những lo ngại về ngày mà thế giới có thể trở lại "bình thường", chỉ ra thực tế rằng sẽ rất khó để duy trì kiểm soát dịch bệnh ngay cả ở trong những hoàn cảnh tốt nhất.
Cũng giống như Australia và Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, New Zealand, Singapore và Israel những ngày gần đây đều ghi nhận một làn sóng lây nhiễm mới sau khi tưởng như đã kiểm soát được dịch bệnh. Điều may mắn là tại các vùng chịu ảnh hưởng, nguy cơ lây nhiễm ở mức khá thấp và giới chức y tế đã phản ứng nhanh nhạy hơn để kiểm soát tốc độ lây lan.
Melbourne đặc biệt áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, tăng cường hạn chế khi số ca mắc mới trong tháng này gia tăng mỗi ngày.
Từ ngày 9/7, người dân tại thành phố này không được phép rời khỏi nhà nếu không vì những lý do đặc biệt như đi mua nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế, tập thể dục hay đi làm.
Các quán cà phê và nhà hàng chỉ vừa mới mở cửa trở lại cách đây vài tuần nay lại phải hạn chế những dịch vụ thông thường và chỉ được phép bán hàng mang đi hoặc giao hàng tận nơi.
Các cơ sở làm đẹp và các địa điểm giải trí cũng tạm đóng cửa. Thống đốc bang Daniel Andrews cho rằng bang này đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ hai và ví COVID-19 như một đám cháy rừng mà để kiềm chế được thì buộc phải hình thành một "vành đai phòng ngự" quanh khu vực đô thị Melbourne.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành cách đây 100 năm, bang Victoria chặn mọi tuyến kết nối với bang láng giềng New South Wales trong khi nhiều bang khác cũng hạn chế người dân từ Victoria tới để ngăn chặn virus lan rộng.
Việc di chuyển trong địa phận bang cũng cần phải được đăng ký để được cấp phép trực tuyến.
Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang cân nhắc áp dụng trở lại một số biện pháp hạn chế nhất định sau nhiều tuần nới lỏng và trở lại nhịp sống bình thường. Chính quyền Hong Kong liên tục kêu gọi người dân nâng cao ý thức đeo khẩu trang, vệ sinh phòng dịch và tôn trọng quy định giãn cách xã hội.
Nhưng điều gì sẽ xảy đến tại những quốc gia mà ngay cả việc tuân thủ các quy định cơ bản nhất để phòng dịch cũng khó khăn chứ chưa bàn tới những biện pháp nghiêm ngặt?
Thực tiễn phòng dịch khắt khe tại các quốc gia từng khống chế được virus càng chỉ ra rằng Mỹ đang đứng trước một mối nguy lớn với việc cố gắng khôi phục cuộc sống bình thường khi vẫn đang trong làn sóng dịch bệnh thứ nhất.
Australia, Hong Kong và nhiều khu vực khác ở châu Á có thời gian ứng phó dịch bệnh sớm hơn Mỹ vài tháng.
Và những gì đã diễn ra ở các nơi này cho thấy việc tránh nguy cơ lây nhiễm là điều vô cùng khó khăn ngay cả khi có những điều kiện hoàn hảo như người dân rất tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch, ý thức cao về việc đeo khẩu trang.
Chính những điều kiện này sẽ giúp các khu vực dần trở lại cuộc sống ở mức bình thường nhất định.
Trong đó, thi thoảng sẽ có các đợt bùng phát mới và không tránh được việc tái áp dụng các biện pháp phong tỏa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 9/7
08:47' - 09/07/2020
Tính đến 8h ngày 9/7 theo giờ Việt Nam, trên thế giới có tổng cộng 12.155.454 ca mắc COVID-19. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 134.857 ca tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: WHO cử chuyên gia tới Trung Quốc
08:02' - 09/07/2020
Trung Quốc đã nhất trí với WHO cử chuyên gia tới Bắc Kinh để trao đổi với các nhà khoa học và chuyên gia y tế nước này về hợp tác dựa trên cơ sở khoa học nhằm tìm ra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.