Dịch COVID-19: Chuẩn bị sẵn sàng kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến
Chiều 11/5, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong cả nước về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, tại Việt Nam trong thời gian gần đây dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức nghiêm trọng.
Chỉ trong vòng có 2 tuần, nhiều tỉnh đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế mắc COVID-19, trong đó có chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” xuất hiện lần đầu ở Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
Trên thế giới đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, gây hậu quả cực kỳ to lớn. Tính đến ngày 11/5/2011, thế giới đã có tới 160 triệu ca mắc, trong số đó trên 3,3 triệu người vĩnh viễn ra đi, bao gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: “Chúng ta đều đã được chứng kiến thảm cảnh xảy ra ở những nước hùng mạnh nhất trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ và bi kịch sóng thần tiếp tục quét qua các nước như Brasil, Ấn Độ.
Chứng kiến thảm kịch của Ấn Độ trên truyền hình, không ai trong chúng ta có thể hình dung điều đó lại đến với một nước tiên tiến trên thế giới. Chúng ta lại càng không muốn điều đó xảy đến với một nước Đông Nam Á nào đó, trong có chúng ta”.
Để chủ động ứng phó và xử lý dịch bệnh COVID-19 trong tình huống khẩn cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc, để hạn chế tối đa thiệt hại cho nhân dân và ngành y tế, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp.
Ban Chỉ đạo Quốc gia đã ban hành Công điện 615/CĐ-BCĐQG về việc nâng mức cảnh báo dịch lên mức cao nhất, Công điện 628/CĐ-BCĐQG về việc giãn cách và xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cuối và trường đại học, Công văn số 3775/BYT-KCB về việc tăng cường phòng chống dịch COVID-19. Các văn bản này là hướng dẫn quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Để ngăn chặn điều đó xảy đến, cách tốt nhất chúng ta có thể làm được là thực hiện đúng như những gì Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quỗ gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chỉ đạo, chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động tiến công. “Chúng ta cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban Điều trị, Phó Trưởng Tiểu ban an toàn Tiêm chủng, trong đợt dịch thứ tư, tính từ ngày 27/4, cả nước đã có 485 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và các bệnh viện, chiếm chiếm 1/6 số ca mắc thời gian qua. Với các chủng mới từ Anh và Ấn Độ, dịch bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh trong giai đoạn này.
“Việc xuất hiện dịch ở khu vực bệnh viện tuyến Trung ương điều trị bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân ung thư là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch lan rộng do các bệnh nhân đến khám bệnh và trở về địa phương”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhận định.
Đến thời điểm này, cả nước đã có 10 bệnh viện bị cách ly, phong tỏa do có bệnh nhân COVID-19, dịch đã lan ra 31 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cho biết, lãnh đạo Bộ Y tế đã nhận định tình hình dịch đang rất phức tạp và hiện đã xác định được 4 nhóm phát sinh dịch. Vì vậy, Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và yêu cầu chủ động xét nghiệm COVID-19 tại các bệnh viện.
“Các bệnh viện cần sẵn sàng phương án ứng phó trong tình huống có ca bệnh xâm nhập vào bệnh viện; tập trung thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế, không để lây lan dịch bệnh, nếu không sẽ rất khó khăn trong công tác phòng, chống dịch”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa chỉ ra những hạn chế của một số bệnh viện hiện nay là vấn đề thông khí, việc tuân thủ đúng quy định về phòng, chống dịch như vệ sinh tay, đeo khẩu trang, giãn cách...
Theo Thạc sĩ Nguyễn Trong Khoa, thời điểm này, chỉ cần buông lỏng là nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Vì vậy, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các Sở Y tế thực hiện nghiêm các chỉ đạo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế, chọn ít nhất một cơ sở làm địa điểm điều trị bệnh nhân COVID.
Việc chọn 1 đơn vị điều trị tập trung sẽ góp phần giảm nguồn lực chăm sóc bệnh nhân, giảm chi phí, tiêu hao trang thiết bị, khẩu trang chuyên dụng, bộ đồ bảo hộ. Các địa phương phải có phương án chủ động đề khi có dịch xảy ra bệnh viện này đi vào hoạt động được luôn. Bên cạnh đó, cần tăng cường tập huấn, đánh giá thực hành phòng chống lây nhiễm.
“Các đồng chí lãnh đạo Sở cần trực tiếp đi kiểm tra các bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao. Đồng thời tập trung triển khai bệnh viện, phòng khám an toàn, kiên quyết đóng cửa các cơ sở y tế không đạt các điều kiện về an toàn...”, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi về các nội dung: Giãn cách và cách ly trong bệnh viện; Bệnh viện dã chiến; Chiến lược về xét nghiệm; Kiểm soát nhiễm khuẩn; An toàn tiêm chủng vaccine./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế thông tin về trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
20:49' - 07/05/2021
Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế yêu cầu nâng cảnh báo chống dịch lên mức cao nhất
19:42' - 07/05/2021
Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và chủ động xét nghiệm COVID-19 tại các bệnh viện
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường chống dịch COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh
11:33' - 07/05/2021
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; y tế các ngành; các bệnh viện trực thuộc trường đại học tăng cường phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và 3 thứ trưởng Bộ Y tế tiêm vaccine phòng COVID-19
15:28' - 06/05/2021
Ngày 6/5, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế và các Thứ trưởng cùng lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Y tế đã tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
SIIA: Nguy cơ khói mù trở lại ở Đông Nam Á trong năm 2022
10:02'
Nguy cơ khói mù có thể quay trở lại khu vực Đông Nam Á trong năm nay, mặc dù khó có thể đạt tới mức nguy hiểm như các sự cố khói mù lớn của những năm trước đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022
09:47'
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022 diễn ra trong 2 ngày 7 và 8/7/2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Mới giải ngân được 1% gói hỗ trợ thuê trọ cho lao động
20:51' - 04/07/2022
Hiện mới chỉ có 15 địa phương đã giải ngân gói hỗ trợ thuê trọ cho 13.500 lao động với kinh phí 70 tỷ đồng, đạt 1% so với mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết luận nguyên nhân các vụ cháy lớn tại Khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định
19:09' - 04/07/2022
Theo Đại tá Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bình Định, nguyên nhân chính các vụ cháy là do các doanh nghiệp để xảy ra chạm, chập điện.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 và những điều thí sinh không được phép làm
18:39' - 04/07/2022
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông sẽ diễn ra từ ngày 7-8/7/2022. Trước đó, chiều 6/7, các thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm hơn 6.000 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
18:30' - 04/07/2022
Bản tin mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.179 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.715.163 ca
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Cháy căn hộ chung cư New Horizon, 1 thiếu niên được cứu thoát
17:49' - 04/07/2022
Lãnh đạo UBND phường Mai Động (Hoàng Mai) xác nhận, lực lượng chức năng đã kịp thời dập tắt vụ hỏa hoạn, cứu 1 nam thiếu niên khỏi vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ 15 ngày 4/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe buýt rơi xuống vực ở Ấn Độ khiến 12 người thiệt mạng
15:49' - 04/07/2022
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 12 người thiệt mạng và một số người khác bị thương khi chiếc xe buýt chở khách rơi xuống vực sâu tại bang miền núi Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch của cố đô Kyoto (Nhật Bản) hồi sinh sau đại dịch
15:40' - 04/07/2022
Hàng triệu lượt du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á từng tới chợ Nishiki ở cố đô Kyoto của Nhật Bản trước khi các hạn chế nhằm kiểm soát dịch được thực hiện hai năm trước.