Dịch COVID-19: Hiểu đúng về “cách ly toàn xã hội”?
Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Trao đổi với phóng viên TTXVN về ý nghĩa của việc “cách ly toàn xã hội “ theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết, trong giai đoạn đầu chống dịch COVID-19, Việt Nam tập trung vào ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào, Việt Nam tổ chức phát hiện những ca bệnh xâm nhập, kể cả việc cách ly những người nhập cảnh.
Lúc đầu là cách ly từng bước, sau dịch bùng lên toàn thế giới thì Việt Nam thực hiện cách ly tất cả những người nhập cảnh.
Khi phát hiện người dương tính với virus SARS-CoV-2 thì chúng ta thực hiện cách ly ở cơ sở y tế. Việt Nam làm rất tốt ở giai đoạn này nên đã hạn chế được việc lây nhiễm trong cộng đồng. Một số nước không làm tốt giai đoạn này nên dịch bùng phát rất nhanh.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, không một quốc gia nào có thể hạn chế được 100 % dịch bệnh, bởi vì trước khi chúng ta thực hiện cách ly tất cả những người nhập cảnh thì trên những chuyến bay trước đó có thể đã có những người đã mắc bệnh COVID-19 hoặc như trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (Thành phố Hồ Chí Minh), nghĩa là có sự lây lan trong cộng đồng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về những băn khoăn của người dân đối với cụm từ “cách ly toàn xã hội”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng giải thích đơn giản :”Hiện tại, chỗ thì dùng cách ly xã hội, chỗ dùng ngăn cách xã hội, chỗ dùng giãn khoảng cách địa lý... theo tôi, chẳng qua là làm sao hạn chế một cách tối đa việc người bị bệnh tiếp xúc với những người lành hoặc là hạn chế tối đa những người lành tiếp xúc với người bệnh để không lây nhiễm sang nhau, bởi vì virus lây theo tiếp xúc gần, khi chạm vào dụng cụ, bề mặt có virus của người bệnh thải ra bám vào”.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, việc đó (tiếp xúc xã hội) càng hạn chế được bao nhiêu thì chúng ta càng phòng bệnh tốt bấy nhiều.
Vậy thì, chúng ta cần hạn chế bằng cách không đi lại nữa, không tiếp xúc với nhau nữa và không tập trung đông người nữa.
Chúng ta cần hạn chế bằng cách thực hiện các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ như nhà nào ở nhà đấy, xã nào ở xã đấy, huyện nào ở huyện đấy, tỉnh nào ở tỉnh đấy, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp... những yêu cầu này chẳng qua là để hạn chế việc tiếp xúc với nhau để tránh lây lan dịch bệnh.
“Nói tóm lại, các biện pháp mà Chính phủ đưa ra chính là để hạn chế đến mức tối đa người bị bệnh không tiếp xúc với người lành, hạn chế tối đa việc người lành tiếp xúc người bệnh để dịch không lây từ người này sang người khác, không lây từ vùng này sang vùng khác. Vì vậy, mỗi người dân cần có ý thức chấp hành nghiêm bởi vì việc chấp hành rất quan trọng trong giai đoạn chống dịch hiện nay. Nhà nước dù có xử phạt cũng không làm sao kiểm tra hết được, chỉ mỗi người dân phải có ý thức mới hạn chế được dịch bệnh lây lan”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Chia sẻ về việc người dân lại đổ dồn vào các siêu thị, cửa hàng mua sắm, tích trữ hàng hoá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho rằng người dân không nên đổ xô đi mua hàng hoá vào lúc này, vì Nhà nước đảm bảo cung cấp đủ hàng hoá cho người dân.
Việt Nam là đất nước của nông nghiệp, của sản xuất hàng tiêu dùng, chúng ta không thiếu hàng nhưng nếu chúng ta mua nhiều gây nên hiện tượng thiếu “ảo”.
Người dân chỉ nên mua khi cần thiết, mua đủ dùng tránh trường hợp người khác không có mà mua. Chỉ khi thật sự cần thiết mới ra đường và áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như đứng cách xa nhau 2 mét, đeo khẩu trang đầy đủ.
Trách nhiệm này không chỉ của người dân mà còn là trách nhiệm của người quản lý siêu thị, bảo vệ siêu thị phải nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các biện pháp này.
“Thời điểm này, càng hạn chế tập trung ở siêu thị càng tốt vì chúng ta không biết có thiếu vật chất hay không nhưng chúng ta rất có thể đã bị lây nhiễm virus gây bệnh COVID-19 ở những chỗ tập trung đông người rồi”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu cảnh báo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cách ly xã hội không phải phong tỏa đất nước, Chính phủ vẫn kiểm soát được tình hình
17:37' - 31/03/2020
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh, các giải pháp về cách ly xã hội không đồng nghĩa với phong tỏa đất nước, Chính phủ vẫn đang kiểm soát được tình hình.
-
Đời sống
Cách ly xã hội, mỗi chúng ta cần làm gì?
16:17' - 31/03/2020
Cách ly xã hội hay giãn cách xã hội (social distancing) là một trong những biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Cách ly toàn xã hội: Chỉ ra ngoài khi nào?
14:45' - 31/03/2020
Thủ tướng chỉ thị thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.
-
Thời sự
Thủ tướng chỉ thị: Cách ly toàn xã hội từ 0 giờ ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc
12:26' - 31/03/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.