Điểm nhấn trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Campuchia
Bài báo cho biết trong lần gặp nhau lần thứ chín giữa Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Shinzo Abe, và hai nước tập trung thảo luận về các lĩnh vực đầu tư, chất lượng phát triển cơ sở hạ tầng.
Chuyến thăm đánh dấu 25 năm Nhật Bản phái lực lượng gìn giữ hòa bình đến Campuchia năm 1992 và 60 năm Thủ tướng Nhật Bản Nobusuke Kishi thăm cấp nhà nước đến Campuchia năm 1957.
Nhật Bản là một trong những người bạn lâu năm nhất của Campuchia. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên được thiết lập vào năm 1953 và đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sau khi hai bên ký kết quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013.
Hai thỏa thuận quan trọng khác đã nâng cao hợp tác kinh tế giữa hai nước là thỏa thuận về tự do hóa, xúc tiến và bảo hộ đầu tư được ký năm 2007 và thỏa thuận về dịch vụ hàng không được ký vào tháng 6/2016. Trao đổi các chuyến thăm cấp cao đã diễn ra kể từ đó.
Thủ tướng Abe thăm Campuchia vào tháng 11/2013, trong khi Thủ tướng Hun Sen đã thăm Campuchia 3 lần, vào tháng 12/2013, 3/2015 và 7/2015. Lòng tin chính trị được tiếp tục tăng cường giữa hai nhà lãnh đạo. Mặc dù lãnh đạo đã có sự thay đổi ở Nhật Bản trong hàng thập kỷ qua, nhưng quan hệ đối tác giữa hai bên vẫn tiếp tục được duy trì và nuôi dưỡng.
Chính phủ Nhật Bản đã thuyết phục các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Campuchia. Tuy nhiên, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và quản trị kém ở Campuchia vẫn còn là một cản trở đối với các nhà đầu tư đến từ "xứ sở hoa anh đào".
Trao đổi thương mại song phương đã đạt 1,3 tỷ USD. Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Campuchia 1,7 tỷ USD, trợ giúp kỹ thuật hơn 600 triệu USD và cho vay khoảng 900 triệu USD. Nhật Bản là nhà trợ giúp nòng cốt đối với hoạt động gìn giữ hòa bình ở Campuchia (PKO) – một hoạt động đã trở thành một trong những trụ cốt chính của ngoại giao quốc phòng của Campuchia.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh song phương ở Mông Cổ năm 2016, Thủ tướng Hun Sen bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với sự cống hiến hàng đầu của Nhật Bản đối với hòa bình và quy chế cho hòa bình và an ninh, vốn là chính sách cốt lõi và phương tiện để nâng cao vai trò của Nhật Bản đối với an ninh quốc tế.
Về việc củng cố dân chủ, Nhật Bản đã có những cống hiến đáng ghi nhận cho việc cải cách bầu cử theo yêu cầu của Chính phủ Campuchia. Sau cuộc bầu cử Quốc hội phức tạp vào năm 2013, Chính phủ Campuchia đã yêu cầu Nhật Bản trở thành nước ngoài đầu tiên cung cấp sự trợ giúp bầu cử cho Campuchia.
Nhật Bản đồng ý ủng hộ thông qua tư vấn kỹ thuật cho Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), cử các chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và cung cấp trang thiết bị, bao gồm máy tính và các thiết bị liên quan để tiến hành đăng ký và lưu trữ danh sách cử tri trên thệ thống dữ liệu.
Nhật Bản cũng là nhà tài trợ chính cho phiên tòa xét xử Khmer Đỏ với việc cung cấp 32% trong tổng số viện trợ quốc tế cho tòa án quốc tế kể từ khi phiên tòa bắt đầu vào năm 2006. Nhật Bản cung cấp 85,12 triệu USD cho phía quốc tế và 16,54 triệu USD cho phía Campuchia.
Về hợp tác ở cấp địa phương, Phnom Penh và thành phố Kitakyushu của Nhật Bản đã có mối quan hệ kết nghĩa vào năm 2015 để mở rộng và làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai bên ở cả cấp độ quốc gia và cấp địa phương.
Nhật Bản là đối tác chiến lược nòng nốt của Campuchia và cho đến nay Campuchia chỉ mới có hai đối tác chiến lược toàn diện là Nhật Bản và Trung Quốc. Vì vậy, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Campuchia thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại cân bằng và trung lập.
Chiến lược khác nhau cơ bản giữa hai nước là nhận thức và sự tiếp cận về các tranh chấp trên Biển Đông. Trong lúc Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài, còn Campuchia thì không.
Trên tất cả, các mối quan hệ Campuchia-Nhật Bản đang phát triển một cách tích cực trên mọi lĩnh vực từ hợp tác kinh tế đến chính trị và đối tác chiến lược. Nhật Bản đã giành được chiến thắng trong việc chinh phục lòng tin của người dân Campuchia, đồng thời đã nhận được sự tin cậy chính trị của các nhóm chính trị ở Vương quốc này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản với Ấn Độ trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc
06:30' - 04/08/2017
Quan hệ của Nhật Bản với Ấn Độ đang ngày càng quan trọng đối với nỗ lực kiềm chế Trung Quốc giữa lúc cả hai quốc gia đều quan ngại trước mức độ cam kết của quân đội Mỹ tại khu vực.
-
Hàng hoá
Bangladesh ký thỏa thuận mua 1 triệu tấn gạo của Campuchia
17:49' - 02/08/2017
Ngày 2/8, Bangladesh đã ký một thỏa thuận với Campuchia mua 1 triệu tấn gạo trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia
18:47' - 22/07/2017
Chiều 22/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia theo lời mời của Quốc vương Norodom Sihamon.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia
07:31' - 20/07/2017
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và nằm trong top 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất tại Campuchia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.