Điện Biên: Liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng đặc dụng
Theo quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, rừng đặc dụng Mường Phăng có diện tích hơn 4.400 ha thuộc 2 xã Mường Phăng và Pá Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Theo quy hoạch: Rừng đặc dụng Mường Phăng, ngoài khu rừng tự nhiên nguyên sinh còn có rừng phục hồi sau khai thác, đến nay trạng thái cây rừng đã có rừng đạt tới trạng thái loại 3 và có những hệ thống thực vật phục hồi rất tốt.
Đặc trưng chủ yếu ở đây là các loại cây dẻ, tô hạp Điện Biên, cây vối thuốc và một số cây lá rộng, phân bố ở độ cao trên 900 mét so với mực nước biển.
Từ giữa tháng 7/2017 đến nay, tại diện tích rừng đặc dụng thuộc bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên liên tiếp xảy ra những vụ phá rừng với tổng diện tích hơn 8.310 m2 rừng đặc dụng bị phá.Trong khi các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ xử lý hai điểm phá rừng với tổng diện tích hơn 6.520 m2 tại các lô l, k thuộc khoảnh 4, tiểu khu 717b, trạng thái rừng IIb, quy hoạch đặc dụng, mức độ thiệt hại 80%, bị chặt phá từ ngày 15/7 đến ngày 4/8/2017 thì vào ngày 27/9, Ban Quản lý rừng Di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng lại phát hiện thêm một vụ phá rừng mới, liền kề với vị trí diện tích 2.260 m2 bị phá trước đó.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, diện tích rừng bị phá mới là 1.790 m2, trạng thái rừng IIb.Người trực tiếp chỉ đạo cả hai vụ phá rừng với tổng diện tích hơn 8.310 m2 là ông Trần Lệ (Công ty Cổ phần hoa Anh đào); những diện tích rừng bị chặt phá này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép ông Trần Lệ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang mục đích khác.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, nguyên nhân dẫn đến các vụ phá rừng đặc dụng xảy ra tại bản Đông Mệt, xã Pá Khoang là do nhận thức chưa đúng của ông Trần Lệ về các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng và nhận thức chưa đúng về chủ trương của UBND tỉnh Điện Biên tổ chức sự kiện Hoa anh đào và lập dự án trồng hoa Anh đào phục vụ phát triển du lịch tỉnh Điện Biên tại Công văn số 1947/UBND-KGVX (ngày 12/7/2017) của tỉnh Điện Biên; mặt khác do ý chí chủ quan, cố tình thực hiện hành vi đến cùng của ông Trần Lệ.Cùng với đó, khu vực xảy ra phá rừng nằm xa dân cư, địa hình phức tạp, đường sá đi lại rất khó khăn; hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng của cộng đồng khoán bảo vệ rừng, của chủ rừng, của lực lượng kiểm lâm địa bàn và chính quyền xã Pá Khoang chưa được thường xuyên, khi phát hiện thì biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng, trong vụ phá rừng lần thứ nhất với diện tích hơn 6.520 m2 rừng đặc dụng tại khoảnh 4, tiểu khu 717b bị chặt phá, xảy ra từ ngày 15/7 đến 4/8/2017 thì phải một tuần sau đơn vị mới phát hiện ra sự việc.Ông Cường giải thích là do đường sá mùa mưa, thời điểm xảy ra vụ việc đơn vị đã cử anh em đi tập huấn hết.
Đến ngày 26/7/2017 Ban Quản lý rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng mới có Công văn số 78/BQL-KHKT gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên.
Trong báo cáo này, Ban quản lý cho biết ông Trần Lệ thuê người để phá rừng với diện tích gần 4.600 m2.
Liên quan đến vụ phá rừng đặc dụng lần 2 với diện tích 1.790 m2 (Ban quản lý rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng phát hiện vào ngày 27/9/2017), chiều ngày 29/9, các cơ quan chức năng cùng lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên đã tiến hành kiểm đếm, lập biên bản hiện trường sự việc này.Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường vào ngày 29/9, tại điểm có diện tích 1.790 m2 rừng bị tàn phá trong vụ thứ 2 này là cảnh tan hoang, cành cây khô vẫn nằm ngổn ngang, phần thân cây chủ yếu đã được vận xuất khỏi hiện trường.
Kiểm đếm sơ bộ, đã có hơn 70 gốc cây đường kính hàng chục cm đã bị cưa sát gốc, vết cắt có dấu hiệu sử dụng cưa xăng hạ cây.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc phá rừng ở rừng đặc dụng Pá Khoang là hành vi có nhiều tình tiết tăng nặng, cố ý phá rừng đặc dụng trái pháp luật, thách thức cơ quan bảo vệ rừng. Trước sự việc này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đã đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Điện Biên xem xét và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên xử lý vụ việc theo phương án truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại rừng theo quy định; đồng thời giao cho UBND huyện Điện Biên chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Lợi dụng khai thác rừng trồng để chặt cây rừng tự nhiên
10:35' - 30/09/2017
Lợi dụng việc khai thác gỗ rừng trồng từ dự án Flitch, một số hộ dân ở tỉnh Phú Yên đã cố tình khai thác cây rừng tự nhiên nằm rải rác trong dự án ở khu vực núi Cà Bương.
-
Kinh tế Việt Nam
Quyết tìm ra đối tượng chủ mưu trong vụ phá rừng quy mô lớn tại Bình Định
17:57' - 29/09/2017
Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng là một điểm nóng, một tồn tại lớn của Bình Định. Vụ phá trắng 60,9 ha rừng vừa qua là một bài học sâu sắc trong việc quản lý, bảo vệ rừng của tất cả các cấp.
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật một số cán bộ, nhân viên kiểm lâm liên quan đến phá rừng tại Bình Định
11:15' - 29/09/2017
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định quyết định kỷ luật đối với một số cán bộ, nhân viên kiểm lâm liên quan đến Vụ phá 60,9 ha rừng tự nhiên tại xã An Hưng, huyện miền núi An Lão (Bình Định).
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố bị can trong vụ phá rừng tại Tiên Lãnh, Quảng Nam
20:26' - 26/09/2017
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tam giam 3 tháng với ông Phùng Văn Bảy về tội “hủy hoại rừng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.