Diện mạo nông thôn Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giới

10:28' - 31/07/2018
BNEWS Sau 10 năm điều chỉnh địa giới thành phố Hà Nội, đến nay khu vực nông thôn của Thủ đô đã có nhiều khởi sắc, có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân tăng gấp 3 lần so với năm 2008.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, diện mạo vùng nông thôn Hà Nội đã có đổi mới toàn diện và rõ rệt. Trong ảnh: Trường THCS Chu Văn An, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: TTXVN
Trường Mầm non Ngũ Hiệp B, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: TTXVN
Trường THCS Chu Văn An, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: TTXVN
Quy hoạch đất ở nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới ở xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Ảnh: TTXVN
Dây chuyền sản xuất sợi của Công ty cổ phần Đồng Phát (Khu Công nghiệp Thạch Thất). Ảnh: TTXVN
Thủ đô hiện có 4 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới gồm Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới; Thu nhập bình quân năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người, gấp 3 lần so với năm 2008 (13 triệu đồng). Ảnh: TTXVN
Khám chữa bệnh cho nhân dân tại Trạm Y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Đây là huyện đầu tiên của Thủ đô được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Ảnh: TTXVN
Thủ đô hiện có 4 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới gồm Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới; Thu nhập bình quân năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người, gấp 3 lần so với năm 2008 (13 triệu đồng). Ảnh: TTXVN
Sản xuất may tre đan xuất khẩu ở Phú Yên. Đây là nghề đem lại thu nhập và công việc ổn định cho lao thông nông thôn Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Đường giao thông liên xã ở huyện Đan Phượng. Đây là huyện đầu tiên của Thủ đô được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Ảnh: TTXVN
Khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc Mường (Ba Vì). Các chương trình y tế Quốc gia tiếp tục được đầu tư và đến với bà con nông dân trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Sản xuất sản phẩm cơ khí tại Công ty TNHH Mạnh Quang (Thạch Thất). Sau 10 năm hợp nhất, huyện Thạch Thất tăng trưởng kinh tế trung bình 12%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ lệ hộ nghèo từ 9,3% năm 2008 đến nay chỉ còn 1,18%. Ảnh: TTXVN
Trang trại nuôi lợn thịt Tiến Thành, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì đầu tư chăn nuôi theo tiêu chí Nông thông mới, mỗi năm đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng... Ảnh: TTXVN

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục