Điều kiện then chốt để Việt Nam trở thành Digital Hub của khu vực

16:47' - 05/09/2023
BNEWS CMC Telecom đã chuyển dịch thành công từ ISP truyền thống trở thành Nhà cung cấp dịch vụ hội tụ CSP, góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital Hub không chỉ APAC và mục tiêu xa hơn là của thế giới.

Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC, đồng thời là Chủ tịch HĐQT CMC Telecom, Việt Nam có nhiều lợi thế để trở thành Digital Hub như sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, các tuyến cáp quang biển và trạm cập bờ lớn, chính sách mở thuận lợi cho phát triển Khoa học - Công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao…

Nhưng để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam cần có một chiến lược đồng bộ, đa chiều, để phát huy tối đa các lợi thế của mình, đồng thời phải tạo ra sự vượt trội so với các đối thủ trong khu vực.

Ông Chính cho biết, có năm yếu tố Việt Nam cần làm tốt là hạ tầng số, con người khuyến khích đổi mới sáng tạo, tạo môi trường pháp lý và đầu tư thuận lợi, cuối cùng là bảo mật và an ninh, an toàn thông tin.

Theo ông chính, các yếu tố trên đang được Chính phủ và Doanh nghiệp thực hiện đồng bộ và liên tục, cùng sự quyết tâm của những doanh nghiệp.

 

Nhờ định hướng chiến lược từ Chính phủ, đồng thời là doanh nghiệp hạ tầng viễn thông duy nhất của Việt Nam có cổ đông nước ngoài, CMC Telecom đã từng bước hiện thực hóa mục tiêu này. Điều đó được thể hiện bởi 3 yếu tố chính, cũng là điều kiện then chốt cho Digital Hub, gồm hạ tầng kết nối, DC/Cloud và dịch vụ dữ liệu.

Về mặt hạ tầng kết nối, tháng 12/2017, CMC Telecom đầu tư 500 tỷ đồng, xây dựng tuyến cáp quang xuyên Á Agrid CVCS kết nối trực tiếp với các tuyến cáp quang biển quan trọng ra toàn cầu. Lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cáp quang đất liền kết nối với trực tiếp với vành đai khu vực Đông Nam Á. Đó cũng là cơ sở đầu tiên để đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển dữ liệu, thông qua hệ thống hạ tầng viễn thông liền mạch, ổn định và toàn diện.

Cũng vào năm 2017, CMC Telecom là một trong những đơn vị đầu tiên chủ động xây dựng nền tảng điện toán đám mây Make-in-Vietnam CMC Cloud, quyết tâm kéo dữ liệu về lưu trữ tại “đám mây” Việt.

Vào tháng 8/2022. CMC Telecom đã hoàn thành mục tiêu này khi khai trương DC thứ ba của mình đặt tại Tân Thuận (Tp. Hồ Chí Minh). Đây là DC đầu tiên trong nước đạt chuẩn Uptime Tier III về cả thiết kế và xây dựng, trong đó có nhiều tiêu chí sẵn sàng cho Tier IV.

Hạ tầng này giúp tăng cường không chỉ về số lượng và chất lượng cho lưu trữ dữ liệu, mà còn giúp gia tăng tính bảo mật, đảm bảo an toàn cho việc tiếp nhận, trung chuyển, kết nối, lưu trữ và xử lý dữ liệu với lưu lượng khổng lồ, với những tiêu chuẩn quốc tế đã được chứng nhận. 

Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh Digital Hub Việt Nam là các dịch vụ về dữ liệu dựa trên các nền tảng về hạ tầng đã đạt được. Mới đây, CMC Telecom đã bổ sung thêm hai mảng dịch vụ gồm IT Outsourcing và Cyber Security, với mục tiêu cung cấp giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số toàn diện hơn nữa, đồng thời phải an toàn và bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

CMC Telecom hiện có những khách hàng trong top 500 doanh nghiệp toàn cầu. Ngay trong giai đoạn đại dịch, CMC vẫn đảm bảo cung cấp hàng nghìn kỹ sư cho trung tâm R&D của Samsung.

Nền tảng CMC Cloud do CMC phát triển gần 10 năm qua, hiện chiếm khoảng 25% thị phần Cloud nội địa, được vinh danh Top 10 nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc nhất. Không chỉ mang doanh nghiệp Việt đến gần hơn với thế giới thông qua các kết nối, hạ tầng Viễn thông - Công nghệ thông tin hiện đại, CMC Telecom còn là đối tác cấp cao trong việc cung cấp dịch vụ của các "ông lớn" công nghệ trên thế giới như AWS, Google, Microsoft, Oracle… ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục