Định vị giá trị giữa vòng xoáy biến động: Bài cuối – Khẳng định vị thế trên "bản đồ " an ninh lương thực toàn cầu
Hơn 30 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam đang ngày càng vươn xa, khẳng định vai trò vị thế của mình trong bản đồ xuất khẩu gạo thế giới. Với những biến động trên thị trường gạo toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã, đang và sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Biến đổi khí hậu, xung đột, các biện pháp cấm vận, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã cản trở nhiều người dân trên thế giới tiếp cận nhu cầu cơ bản nhất là thực phẩm hằng ngày. Thời tiết bất thường cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung gạo bị thiếu hụt.
Trong khi đó nguồn cung gạo bị giảm, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Ấn Độ, Nga, UAE buộc phải dự trữ. Chính vì vậy các nước này đang tạm thời ban hành lệnh cấm xuất nhập khẩu gạo. Điều này đang khiến hệ thống lương thực toàn cầu thêm phần bị "lung lay".
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu thị trường Fitch Solutions ( thuộc Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings của Mỹ), thị trường gạo toàn cầu có thể ghi nhận mức thiếu hụt lớn nhất trong 20 năm qua trong năm 2023.
Tại Việt Nam, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh nhưng Việt Nam luôn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho người dân trong nước, với những thành tựu nổi bật trong sản xuất, Việt Nam có điều kiện để đóng góp vào chương trình bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu thông qua xuất khẩu ổn định.
Sản lượng gạo trên thị trường toàn cầu khoảng 40 triệu tấn mỗi năm, trong đó Việt Nam đóng góp khoảng từ 10 tới 15%. Đặc biệt, không chỉ bằng lượng gạo xuất khẩu lên tới vài triệu tấn mỗi năm mà Việt Nam còn được quốc tế công nhận đã đóng góp quan trọng vào giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững.
Theo thống kê, năm 2022, Việt Nam có sản lượng lúa trên 42 triệu tấn thì xuất khẩu được trên 7 triệu tấn gạo. Còn năm nay, với việc tăng thêm 50 ha diện tích trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (từ 650.000 ha trước đó lên 700.000 ha), nên chúng ta có thể bảo đảm nguồn cung cho xuất khẩu gạo. Dự kiến, năm 2023 Việt Nam sẽ sản xuất được trên 43 triệu tấn lúa (thậm chí có kịch bản còn nhiều hơn) thì đương nhiên có thể xuất khẩu gạo vượt kỷ lục của năm 2022.
Trong tình hình mới hiện nay, gạo Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu gạo quan tâm. Với năng lực sản xuất và trữ lượng của mình lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khẳng định vẫn đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cũng như đóng góp quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu.
Tại phiên thảo luận mở về "Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột" do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức mới đây, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh, Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu thông qua duy trì xuất khẩu gạo cũng như các nông sản khác một cách ổn định, đồng thời sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do tác động của xung đột.
Gần đây, chúng ta ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt trong “cuộc đua” chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. “Cơm Việt Nam Rice” của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng của Việt Nam giới thiệu tới người tiêu dùng Pháp. Đây cũng được ví như bước đầu đặt nền móng cho tiến trình xác lập thương hiệu với lượng gạo xuất khẩu tăng dần theo từng năm. Đặc biệt, giá bán ở mức cao từ 800 đến hơn 1.000 USD/tấn.
Bên cạnh đó, tại thị trường Nhật Bản, gạo ST25 mang thương hiệu A An của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long đã vượt qua gần 600 tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để chính thức được nhập khẩu và bày bán tại các siêu thị của Nhật Bản từ cuối tháng 6 năm nay.
Thời gian tới, ngoài để cạnh tranh đối với một số quốc gia láng giềng như Thái Lan, Campuchia, Myanmar... không còn cách nào khác doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất tốt hơn qua việc mở rộng thị trường và nâng cao thương hiệu gạo Việt Nam. Mặt khác, chủ động xây dựng kế hoạch dự phòng và ứng phó với biến động của thị trường.
Rõ ràng trong bối cảnh mới, Việt Nam vẫn đang thể hiện vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng gạo trên thị trường toàn cầu. Là nước xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn duy trì xuất khẩu, không vì thế mà cũng hạn chế nguồn cung để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Việc giá gạo tại Việt Nam tăng lên trong thời gian qua cũng thể hiện theo sự điều tiết, tuân thủ theo quy luật cung cầu của thị trường và yếu tố giá dựa trên các yếu tố cấu thành trong nước cũng như sự điều tiết của thị trường.
Các cơ quan quản lý Việt Nam cũng chỉ đạo rõ, kiên quyết không để hiện tượng mua gom lúa, gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung - cầu cục bộ, đẩy giá lúa, gạo trong nước lên cao bất hợp lý. Quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc này là kiên quyết giữ thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế, tuyệt đối không chạy theo số lượng mà lơ là chất lượng.
Cùng với tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Chị thỉ nêu rõ: Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất lúa gạo và cơ hội của thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập của người dân, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi bất chính, gây bất ổn thị trường và uy tín của gạo Việt Nam…
Không chỉ sản phẩm gạo, Việt Nam đang nổi lên như một thị trường tiềm năng của rất nhiều sản phẩm nông nghiệp khác như cà phê, tiêu, trái cây... Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, và ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam đang đứng vững trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, nguồn cung lương thực thiếu hụt vai trò của Việt Nam trong việc cung ứng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng quan trọng hơn và gạo chỉ là một phần trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam./.
Tác giả bài viết:
>>>Định vị giá trị giữa vòng xoáy biến động: Bài 1 – Từ lệnh cấm tạo "cú sốc" lớn trên toàn cầu!
>>>Định vị giá trị giữa vòng xoáy biến động: Bài 2 – Không “tham bát bỏ mâm”
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tp. Hồ Chí Minh bám sát giá gạo để ngăn chặn đầu cơ, găm hàng
08:59' - 18/08/2023
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường theo dõi sát diễn biến giá gạo để ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết hợp thương mại truyền thống và điện tử để thúc đẩy xuất khẩu gạo
17:56' - 16/08/2023
Bộ Công Thương sẽ kết hợp linh hoạt giữa hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23'
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.