Doanh nghiệp châu Âu lạc quan vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam
Trong đó, doanh nghiệp châu Âu vẫn kiên trì thích ứng và lạc quan vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam, nhưng cẩn trọng trước diễn biến phức tạp của thị trường toàn cầu.
Niềm tin tiềm năng tăng trưởng dài hạn
Theo báo cáo, mặc dù BCI quý II/2025 ghi nhận mức 61,1 và giảm nhẹ so với quý trước trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng, nhưng xu hướng chung vẫn là sự lạc quan có kiểm soát. Ngoài ra, trước những biến động quốc tế và một số trở ngại nội tại tạm thời trong tiến trình cải cách tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn duy trì niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả BCI quý này cũng chỉ ra rằng, sự dịch chuyển trong môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam, từ rủi ro thuế đối ứng, gánh nặng hành chính… cho tới tác động thực tiễn của Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) mang đến cả cơ hội và thách thức; đồng thời, định hình chiến lược của nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam. Cụ thể, có 72% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát cho biết, sẵn sàng giới thiệu Việt Nam là điểm đến đầu tư và có tiềm năng dài hạn.
Mặt khác, bất chấp những biến động ngày càng phức tạp trên thị trường quốc tế, căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục leo thang và chuỗi cung ứng đối mặt với nhiều áp lực rủi ro, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn ghi nhận rõ năng lực phục hồi của Việt Nam; trong đó, nhiều doanh nghiệp châu Âu nhấn mạnh, những diễn biến liên quan đến thuế quan là yếu tố cần được theo dõi sát sao và phân tích kỹ lưỡng nhằm ứng phó kịp thời với những thay đổi chính sách quốc tế, cũng như tại Việt Nam.
Điển hình, một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tâm lý thị trường hiện nay, cũng dẫn đến doanh nghiệp châu Âu ngày càng thận trọng dù đánh giá tác động trực tiếp đến hoạt động của họ tại Việt Nam vẫn tương đối hạn chế là sự bất định xoay quanh các biện pháp thuế đối ứng từ phía Hoa Kỳ. Bởi sau vòng đàm phán thương mại thứ ba giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tháng 6 vừa qua vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể, nên dẫn đến lo ngại về những điều chỉnh thuế quan khó lường tiếp tục tạo áp lực lên các kế hoạch trung và dài hạn, nhất là đối với những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng xuyên biên giới.
Đáng chú ý, có 70% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát không ghi nhận tác động tài chính cụ thể nào, trong khi 5% thậm chí báo cáo mức lợi nhuận ròng tích cực tính đến thời điểm khảo sát. Bên cạnh đó, chỉ 15% số doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát cho biết, có chịu ảnh hưởng tài chính tiêu cực như các khoản phạt do vi phạm hợp đồng, đơn hàng bị chậm hoặc hủy, hay phải tái đàm phán giá cả…
Chủ tịch EuroCham Việt Nam Bruno Jaspaert chia sẻ, khi những biến động địa chính trị tiếp tục tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu, việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng và có thể xác minh cho sản phẩm trở thành một lợi thế cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết. Kể từ ngày 5/5/2025, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức tiếp quản quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), với định hướng thúc đẩy chuyển đổi số trong một số khâu then chốt được cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đánh giá cao, vì hứa hẹn sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý và tích hợp hiệu quả hơn với hệ thống hải quan điện tử, chữ ký số.
“Chuyển đổi số không chỉ là một nỗ lực giảm thiểu thủ tục giấy tờ, mà còn là bước đi chiến lược để định vị Việt Nam là một đối tác thương mại đáng tin cậy, sẵn sàng bắt nhịp với thương mại thế hệ mới. Nếu Việt Nam có thể phát triển một chuỗi cung ứng nội địa vững mạnh và gia tăng tỷ lệ hàng hóa thực sự được sản xuất tại Việt Nam, quốc gia sẽ có vị thế tốt hơn trong cuộc cạnh tranh toàn cầu”, Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert nhấn mạnh.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là "át chủ bài"
Trên thực tế, hiện C/O không chỉ là “tấm hộ chiếu” để hưởng ưu đãi thuế quan, mà còn là biểu tượng của uy tín và niềm tin tại các thị trường đích như một “át chủ bài” cho doanh nghiệp nói riêng, quốc gia và vùng lãnh thổ nói chung. Còn chuyển đổi số sẽ thúc đẩy tăng tốc dòng chảy thương mại, giảm thiểu rào cản và xây dựng một hệ sinh thái thương mại minh bạch, kiên cường và hiệu quả hơn, vì lợi ích chung của cả cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế.
Theo khảo sát BCI, có 56% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát, chủ yếu là các tập đoàn quy mô lớn thực hiện nộp C/O hàng tháng và xem đây là một trong những công cụ then chốt giúp doanh nghiệp duy trì khả năng phục hồi trong bối cảnh thương mại toàn cầu phức tạp. C/O còn vừa là một tài sản chiến lược không chỉ đảm bảo quyền tiếp cận ưu đãi thuế quan, mà còn là nền tảng củng cố niềm tin với các đối tác quốc tế, vừa là một trụ cột quan trọng về uy tín doanh nghiệp, khả năng truy xuất nguồn gốc và mức độ tuân thủ trong thương mại hiện đại.
Liên quan đến tỷ lệ doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát BCI quý II/2025 tin tưởng vào sự ổn định kinh tế trong Quý III/2025 giảm nhẹ xuống còn 50%, giảm 8 điểm phần trăm so với quý trước, ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab (đơn vị thực hiện chỉ số BCI của EuroCham Việt Nam) phân tích, sự điều chỉnh này không đồng nghĩa với xu hướng bi quan gia tăng mà thay vào đó phản ánh kỳ vọng thận trọng của doanh nghiệp trong bối cảnh quốc tế phức tạp và biến động khó lường. Hơn thế nữa, phần lớn doanh nghiệp không dự đoán tình hình sẽ xấu đi, vì chỉ 11% dự báo triển vọng ảm đạm cho thấy đây là một giai đoạn tạm dừng để quan sát.
“Đồng thời, tâm lý chờ đợi và quan sát cũng được thể hiện rõ qua dữ liệu khảo sát như có 39% doanh nghiệp giữ quan điểm trung lập trong ngắn hạn, trong khi 43% đánh giá triển vọng kinh doanh là “tốt” hoặc “xuất sắc”. Song song đó, môi trường kinh doanh vẫn tồn tại những bất ổn nhưng khả năng phục hồi tiếp tục là điểm sáng như trưởng kinh tế ổn định, lực lượng lao động trẻ và năng động, cùng mạng lưới FTA đang mở rộng, tiếp tục củng cố niềm tin vào sức hút dài hạn của Việt Nam”, ông Thue Quist Thomasen cho biết thêm.
Dữ liệu thống kê của EuroCham, mức độ thụ hưởng từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có sự khác biệt tùy theo quy mô doanh nghiệp, với nhóm doanh nghiệp lớn ghi nhận lợi ích nổi bật hơn, trong hoạt động xuất khẩu từ EU sang Việt Nam. Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy thương mại hai chiều, nhất là ở chiều xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.
Một trong những chuyển biến đáng chú ý nhất trong năm qua, là tỷ lệ doanh nghiệp xác định ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của EVFTA đã tăng vọt, từ 29% trong quý II/2024 lên đến 61% trong quý II/2025. Sự gia tăng này phản ánh hiệu quả của lộ trình cắt giảm thuế theo từng giai đoạn, cũng như mức độ tận dụng ngày càng cao các điều khoản ưu đãi của hiệp định.
Ở nhiều khía cạnh, EVFTA chính là minh chứng cho những gì có thể đạt được khi cải cách đi đôi với sự gắn kết mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp. Để phát huy trọn vẹn động lực này, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy sự rõ ràng và nhất quán trong thực thi không chỉ mở cửa tiếp cận, mà còn đảm bảo tính bền vững và tin cậy của môi trường đầu tư.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính
FDI vào Mỹ lao dốc do lo ngại chính sách thuế quan mới
08:06' - 27/06/2025
Bộ Thương mại Mỹ cho biết dòng vốn FDI quý I/2025 là mức thấp nhất kể từ quý IV/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Để dòng vốn FDI trở thành cú hích mạnh cho đổi mới sáng tạo
16:56' - 21/06/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, nhiều giải pháp về công nghệ và nhân lực đã được đề ra để đảm bảo dòng vốn FDI vào Việt Nam thực sự trở thành cú hích mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.