Doanh nghiệp kỳ vọng gì nhờ giãn, giảm thuế?
Để hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, Chính phủ đã giải quyết bằng nhiều biện pháp giảm lãi suất, gia hạn thời hạn nộp thuế. Điều này được cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia đánh giá có tác động lớn tới doanh nghiệp, giúp họ có dòng vốn duy trì sản xuất, lo cho người lao động.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Theo đó, với thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023. Thời gian gia hạn là 3 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phải nộp phát sinh năm 2023 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn chậm nhất là ngày 30/12/2023. Ông Nguyễn Văn Đoàn, đại diện Công ty cơ khí SKD Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí trọng điểm cho hay, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cùng những biến động lạm phát trên thị trường thế giới khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Chưa năm nào đơn đặt hàng của đối tác giảm nhiều như đầu năm nay."Chúng tôi ngoài việc phải duy trì sản xuất thì cũng lo lương, thưởng, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong lúc này, việc giãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp được xem như là giải pháp thiết thực, đánh trúng vào nhu cầu của doanh nghiệp. Trước đó, các giải pháp về lãi suất, vốn vay dù được đưa ra nhưng hiệu quả mang lại với doanh nghiệp nhỏ là gần như không có. Do vậy, bản thân doanh nghiệp rất vui với chính sách này".
Nếu có thể, Chính phủ và các bộ ngành sớm có thêm sự hỗ trợ về giảm thuế, để doanh nghiệp có thêm trợ lực vượt qua giai đoạn khó khăn trong năm 2023 này, ông Nguyễn Văn Đoàn cho biết thêm.
Đại diện một doanh nghiệp dệt may cho hay, về cơ bản, khoản tiền thuế được giãn nộp này giống như một khoản vay trong ngắn hạn với lãi suất 0% cho doanh nghiệp. Nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời này, đánh đúng đối tượng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hi vọng sẽ "nhẹ gánh" hơn, sớm được phục hồi. Cùng với việc giãn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, mới đây, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra đề xuất, năm 2023 giảm 2% mức thuế giá trị gia tăng với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% xuống còn 8%; giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Với mức giảm này, Bộ Tài chính dự báo ngân sách nhà nước sẽ giảm thu 35.000 tỷ đồng.Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho hay, các chính sách và những gói hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành đưa ra được cộng đồng doanh nghiệp trong ngành đánh gia rất cao. Có thể nói, Chính phủ đang nhận phần khó khăn, gánh nặng về phía mình, đem đến sự thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân.
Chính sách gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ có thêm khoản tài chính - như một khoản vay ưu đãi với lãi suất 0% để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đây là dòng tiền quý giá trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn.
Ông Long cũng mong mỏi, các cơ quan chức năng có thể cân nhắc sớm đưa thêm các chính sách về giảm thuế giá trị gia tăng bởi lẽ, thuế giảm cũng có nghĩa là giá hàng hóa trên thị trường được giảm theo số thuế.Từ đó, kích cầu tiêu dùng và tác động tốt tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thêm công việc, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, với kinh tế vĩ mô, việc giá giảm sẽ giúp kiểm soát được chỉ số giá tiêu dùng, kiểm soát lạm phát tốt hơn, ổn định kinh tế... Đây là một động thái có thể đem lại nhiều lợi ích cùng lúc.
Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến hàng chục nghìn tỷ đồng nguồn thu ngân sách, song các chuyên gia cho rằng, ở chiều ngược lại có thể kích cầu tiêu dùng và giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% được xem là chính sách tương đối công bằng giữa nhà nước, doanh nghiệp và công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau. Việc sử dụng công cụ thuế để kích cầu tiêu dùng trong nước là cần thiết, trong đó hữu hiệu nhất là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. Khi giảm thuế, phí, doanh nghiệp sẽ có thêm dư địa để giữ hoặc giảm giá thành sản phẩm. Các giải pháp cùng hiệu quả mang lại đã có. Điều các doanh nghiệp và người dân mong mỏi là các chính sách sớm được thông qua và đi vào thực tiễn./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Gỡ khó để doanh nghiệp lâm, thủy sản sẵn sàng khi thị trường hồi phục trở lại
14:30' - 13/04/2023
VIFOREST đề xuất có chính sách cho doanh nghiệp giãn nợ đến hạn từ 6 - 12 tháng; có gói tín dụng đặc thù từ Ngân hàng Chính sách xã hội để doanh nghiệp trả lương công nhân năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Gặp gỡ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc là nền nếp của Chính phủ với doanh nghiệp
13:22' - 13/04/2023
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản, thủy sản tiếp tục đối diện với những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng thách thức nhiều hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
10 tháng năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 20,2%
14:51'
Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2024: Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc
14:35'
Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức bật cho các doanh nghiệp nhà nước
13:02'
Làm gì để các doanh nghiệp nhà nước tạo sức bật trong kỷ nguyên mới- Đó là chia sẻ của một số đại biểu Quốc hội khi trao đổi về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mở cửa thương mại bán lẻ hàng không Việt Nam
12:43'
Báo cáo của ACI cho thấy, doanh thu phi hàng không đã tăng trưởng và chiếm từ 30-40% tổng doanh thu của các sân bay toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tăng tốc xuất khẩu đến các thị trường lớn
12:10'
Các mặt hàng sản xuất tại thủ phủ công nghiệp Bình Dương đang mở rộng sang thị trường lớn, đặc biệt là Mỹ - thị trường chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương này, đạt khoảng 10 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
12:05'
Trong năm nay, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách nên cả nước đã tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
07:56'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Vinh danh 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
22:42' - 04/11/2024
Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”.