Doanh nghiệp Nhật tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Nhật Bản.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, đây là lần đầu tiên một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản từ các điểm cầu tại Nhật Bản và trên khắp thế giới, thể hiện mối quan tâm và kỳ vọng lớn của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tới Việt Nam.
Sự kiện đã cung cấp những thông tin mới nhất về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 và hàng loạt chính sách mới được ban hành như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật PPP và Quốc hội mới thông qua Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA...
Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Okabe Daisuke cho biết, hiện nay, các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới Việt Nam.
Theo
khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu
Đại Dương của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tháng 2/2020,
có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục
mở rộng kinh doanh, tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ 3 trong
khu vực châu Á và châu Đại Dương, sau Bangladesh và Ấn Độ.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho hay, Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, nhân lực dồi dào, thị trường tiềm năng, thu nhập trung bình người dân tăng.
Việt Nam cũng hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí chiến lược, trong 3-5 tiếng có thể bay đến Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc - các nơi rất năng động trong đầu tư.
Với những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư cũng sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt.
Việt Nam cũng đang có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, lấy chất lượng, bảo vệ môi trường làm trọng, ưu tiên các dự án công nghệ mới, đảm bảo môi trường và có giá trị cao...
“Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản, chúng tôi có đại diện ở các tỉnh, thành phố tại Nhật Bản, ngoài ra, phía đối tác có thể liên hệ Cục Đầu tư nước ngoài, các trung tâm hỗ trợ đầu tư tại 3 miền, cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư Nhật Bản”, ông Hoàng nói.
Ông Aguin Toru, Trưởng Đại diện Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Đại diện tại Hà Nội nhấn mạnh, JBIC đánh giá Việt Nam là khu vực trọng điểm, là quốc gia đối tác quan trọng của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, sản xuất, tài nguyên; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 tại thị trường Việt Nam với 82 dự án.
Theo ông Okabe Daisuke, để thu hút đầu tư, Việt Nam nên thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư công. Nhật Bản luôn luôn ủng hộ trong việc tăng tốc thực hiện các dự án đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp và khắc phục sự chậm chễ trong giải ngân các dự án cũng như chủ động, tích cực hội nhập, đặc biệt cần đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong thực thi chính sách./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tín dụng của các ngân hàng Nhật Bản tăng kỷ lục trong tháng 6/2020
20:51' - 08/07/2020
Theo một quan chức BoJ, nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp gia tăng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Thời sự
Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản
09:48' - 07/07/2020
Sáng 7/7 đã diễn ra hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Sửa nghị định về đăng kiểm có siết, có mở để đảm bảo cân bằng cung - cầu
17:00'
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì cuộc họp giao ban quý I/2023 của Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy tháo gỡ các vấn đề “nóng”
16:50'
Sáng 31/3, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Quý I/2023 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến để bàn về 3 vấn đề “nóng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ những bất cập ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn
16:22'
Mặc dù đưa vào vận hành được 3 tháng nhưng nhiều hạng mục còn lại thuộc Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn ngổn ngang, thi công cầm chừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Bộ Chính trị ban hành định hướng chiến lược mới cho ngành Dầu khí
16:11'
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị Petrolimex làm rõ những định hướng lớn trong quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược gắn với sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm mới.
-
Kinh tế Việt Nam
UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 6%
13:50'
Với khởi đầu thấp trong quý I/2023, Ngân hàng UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Việt Nam xuống mức 6% so với dự báo trước đó là 6,6%.
-
Kinh tế Việt Nam
Đâu là nguyên nhân cản tiến độ dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên?
13:40'
Thời gian vừa qua tiến độ của dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19) đang bị chậm so với kế hoạch đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều hạng mục của cao tốc Cam Lộ - La Sơn vẫn chưa hoàn thành dù đã đến hạn
13:31'
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được khánh thành, thông xe đưa vào khai thác tuyến chính từ cuối năm 2022. tuy nhiên nhà thầu vẫn chưa thi công hoàn trả đường địa phương và đường gom.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 3,7%
12:24'
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước tăng 11,5% cho thấy sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn này ngay từ đầu năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt
12:24'
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần nắm chắc xu thế tiêu dùng để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản, đồng thời liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt.