Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh vượt khó duy trì sản xuất
Ngay từ đầu năm 2023, một số chuyên gia đã đưa ra dự báo kinh tế năm 2023 sẽ diễn biến phức tạp và khó khăn ngay cả tại thị trường nội địa lẫn toàn cầu. Ghi nhận trong những tháng đầu năm nay, hầu hết đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng không ngừng nỗ lực vượt qua thách thức để duy trì hoạt động và tạo việc làm cho người lao động.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, tính chung hai tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố giảm 2,5% so với cùng kỳ. Còn riêng tháng 2/2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 12,4% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ.
Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 15/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung hai tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh có chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung hai tháng đầu năm 2023 tăng 8,6% so với cùng kỳ. Ngược chiều với những nhóm ngành trên, thì 3 ngành công nghiệp truyền thống có chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung hai tháng đầu năm 2023 giảm 17,7% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành dệt có chỉ số sản xuất giảm 8,3%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 18%; sản xuất trang phục giảm 20,6%. Chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính chung hai tháng đầu năm 2023 giảm 2,5% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số lao động giảm như in, sao chép bản ghi các loại; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học... Còn kết quả khảo sát về tình hình thực tiễn của doanh nghiệp vừa được NC Network cũng cho thấy, doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với nhiều thách thức trong tiếp cận khách hàng, thông tin thị trường, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ, tài chính... Cộng đồng doanh nghiệp cũng đối diện với những khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quy trình vận hành sản xuất, quản trị công ty, ứng dụng công nghệ... Bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần NC Network Việt Nam cho biết thêm, ở ngành công nghiệp hỗ trợ dù số lượng doanh ngiệp tăng mạnh nhưng chưa đủ và thiếu doanh nghiệp ở nhóm ngành công nghệ nguồn (khuôn, đúc, hàn, ép, xử lý nhiệt...). Do đó, quy hoạch các khu công nghiệp theo chuỗi cung ứng, Chính phủ và chính quyền địa phương cần có chiến lược dài hạn, xác định ngành công nghiệp mũi nhọn để doanh nghiệp cắt giảm phụ thuộc và phát triển sản xuất bền vững.Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang chia sẻ, không riêng gì Điện Quang mà nhiều doanh nghiệp đã và đang không ngừng thay đổi về tư duy, giải pháp, máy móc, nguồn nhân lực nhằm hướng đến mục tiêu chung của ngành công nghiệp. Cụ thể, ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Điện Quang tham gia với cả hai vai trò là nhà cung cấp (supplier) và cả nhà mua hàng (Buyer).
Hiện tại, Điện Quang đã và đang đẩy mạnh đầu tư quy mô lớn vào công nghiệp điện tử và nhựa kỹ thuật để mở ra những cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Đồng thời, Điện Quang cũng đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, gồm: nhà máy Chip Led, nhà máy sản xuất bo mạch điện tử, sản xuất lắp ráp các sản phẩm OEM, ODM; nguồn nhân lực chất lượng cao; kết nối, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để cùng nhau tạo ra cơ hội phát triển. Còn ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Tập đoàn Trường Hải (Thaco) cho rằng, đối với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới bắt đầu tham gia chuỗi cung ứng hay nhận những đơn hàng đầu tiên thì đừng thấy khách hàng "ép giá mà sợ" và bỏ cuộc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân nhắc và xem đây là một áp lực, thách thức phải vượt qua trên hành trình tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng, sản xuất nội địa, cũng như toàn cầu. Trên thực tế, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì hợp lý hóa chuỗi sản xuất, cắt giảm chi phí, tránh lãng phí... là những vấn đề bắt buộc phải chú trọng trong quản trị công ty. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần tìm cách thức kết nối với những đối tác khác, tận dụng lợi thế của nhau để đáp ứng đơn hàng và nhu cầu thị trường. Về phía cơ quan quản lý, ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, ngành công nghiệp thành phố đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế địa phương (chiếm khoảng 18% GRDP). Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, cơ cấu ngành công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã chuyển dịch đúng định hướng, cơ cấu 4 ngành công nghiệp trọng yếu. Trong đó, một trong những ngành có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể kể đến là công nghiệp hỗ trợ. Ngành này, giúp nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong toàn ngành công nghiệp. Chính quyền thành phố cũng đang xây dựng Đề án khoa học "Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050" nhằm tích hợp vào quy hoạch chung của thành phố. Trên cơ sở này, Đề án kỳ vọng sẽ thúc đẩy công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và công nghiệp cả nước nói chung phát triển mạnh mẽ hơn nữa./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
40% nhà sản xuất Anh quay lưng với các nhà cung cấp nước ngoài
07:55' - 08/03/2023
Khảo sát của Make UK, một liên đoàn công nghiệp Anh, cho biết 40% các nhà sản xuất của Anh đã chuyển hướng sang các nhà cung cấp trong nước vào năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Tận dụng tốt dư địa tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của PVN vượt mục tiêu
07:43' - 08/03/2023
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của tháng 2, trong đó khai thác dầu thô vượt 12,2% và doanh thu vượt 24% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Rà soát tình hình tiêu thụ tro xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân
21:39' - 07/03/2023
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân chủ trì cuộc họp rà soát tình hình tiêu thụ tro xỉ của các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, 4.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp M&A trước thách thức hội nhập
17:32' - 02/12/2024
Mua bán doanh nghiệp M&A có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội, từ việc mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất, đến việc cải thiện quy trình vận hành và nâng cao giá trị thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nhân Mỹ kỳ vọng "đế chế" AI hùng mạnh
16:17' - 02/12/2024
CEO của OpenAI Sam Altman kỳ vọng các chính sách tới đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ là "cú hích" để lĩnh vực này của Mỹ đi tiên phong trên thế giới.
-
Doanh nghiệp
Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực
15:39' - 02/12/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ triển khai dự án điện Mặt Trời lớn nhất thế giới
15:11' - 02/12/2024
Dưới ánh nắng cháy bỏng của vùng sa mạc phía Tây Ấn Độ, những cánh đồng pin Mặt Trời trải dài như vô tận, hòa cùng những tuabin điện gió, tạo thành một khung cảnh đầy ấn tượng.
-
Doanh nghiệp
Công ty Brazil giúp kết nối cư dân khu ổ chuột với thị trường thương mại điện tử
11:15' - 02/12/2024
Sự gia tăng hoạt động mua sắm trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều việc làm hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
07:54' - 02/12/2024
Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển loại rong biển này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu sử dụng than cho điện tăng trong tháng cuối năm
20:34' - 01/12/2024
Tập đoàn TKV cho biết, tháng 12/2024 dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động khai thác than, khoáng sản; nhu cầu sử dụng than có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, đặc biệt là nhu cầu than cho các nhà máy điện
-
Doanh nghiệp
Thái Lan đạt được hiệp định thương mại tự do đầu tiên với châu Âu
18:27' - 01/12/2024
Ngày 30/11, Thái Lan thông báo kết quả đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27' - 30/11/2024
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.