Đón lũ sớm mang theo phù sa, tôm cá
Nông dân các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp... tận dụng cơ hội này mở đê bao để lũ tràn đồng, “đón” phù sa.
Chủ động xả lũ
Nằm trong vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên của tỉnh An Giang, các huyện Tri Tôn, Châu Phú, Thị xã Tân Châu được cảnh báo ngập sâu. Nhiều nơi nông dân chủ động ngưng sản xuất vụ 3 (vụ Thu Đông), mở đê bao để nước tràn đồng, vừa tạo không gian cho lũ, giảm áp lực vùng hạ lưu, vừa để lấy phù sa, cải tạo đất.
Ông Nguyễn Văn Thảo, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) có 12 ha đất trồng lúa. Những năm trước lũ thấp, gia đình làm lúa vụ 3 (Thu Đông) nhưng do không có lũ, thiếu phù sa nên đất bị thoái hóa dẫn đến năng suất không cao, nhiều sâu bệnh và dịch hại.Năm nay, khi vừa hoàn thành thu hoạch lúa Hè thu, nhìn con nước đục ngầu phù sa mấp mé “nhảy bờ”, ông Thảo phấn khởi quyết định mở đê bao, cho nước lũ tràn vào ruộng.
Theo ông Thảo, việc xả lũ vào đồng ruộng rất tốt, nước lớn ngập đồng sẽ diệt các loài chuột, côn trùng gây hại cho cây lúa trú ẩn trong đất, tẩy trôi chất độc tồn đọng trong các vụ trước đồng thời tạo sự bồi lắng thêm phù sa làm đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hơn. Theo đó, vụ mùa sau, nông dân canh tác thuận lợi, tốn ít chi phí và trúng mùa.Những ngày cuối tháng 8 này, ngược tuyến kênh Bảy Xã về ấp Phú Quí, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) vùng đầu nguồn sông Tiền, nơi dòng Mekong cuồn cuộn phù sa đổ vào Việt Nam.
Trên cánh đồng giáp ranh giữa xã Phú Lộc và xã Vĩnh Xương (huyện Tân Châu), bà con vừa hoàn thành thu hoạch lúa Hè Thu khoảng 20 ngày nay, con nước ngập đồng sâu hơn 1m; bờ bắc con kênh Bảy Xã là cánh đồng bao la đang chìm trong con nước bạc.
Theo ông Lưu Văn Ninh, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, mực nước đo được trên sông Tiền tại Tân Châu ngày 27/8 cao 3,2 m, dự báo đỉnh lũ cao nhất tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng ở mức báo động 2 - báo động 3, xuất hiện trong nửa đầu tháng 10 tại Tân Châu, cao 4 - 4,5 m. Móc mớ đất sềnh sệch, đỏ au từ thửa ruộng đang chìm trong con nước bạc, ông Trần Văn Hòa, ấp Phú Quý, xã Phú Lộc (thị xã Tân Châu) giải thích: “Phù sa đấy, với dân thành phố là đất sình lầy nhưng với người nông dân là phù sa, kết tinh của đất trời ban tặng cho ruộng đồng thêm màu mỡ. Thị xã Tân Châu hiện có hơn 3.000 ha đất đang mở đồng đón phù sa." Theo ông Hòa, phù sa tràn vào sẽ giúp làm sạch cỏ dại, người nông dân không tốn tiền mua thuốc xịt cỏ cho vụ sau; trong khi đó, xịt cỏ khiến đất bạc màu nên phải mua thêm phân bón để đất có dinh dưỡng.Nông dân như ông tiết kiệm được từ 200.000 - 300.000 đồng/công (1.000 m2)/vụ cho tiền mua thuốc xịt cỏ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, phù sa về giúp tăng năng suất lúa, lợi nhuận và giảm chi phí.
Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết, theo kế hoạch, năm 2017, địa phương có 26 tiểu vùng với diện tích 21.190 ha thực hiện không sản xuất lúa vụ 3 (lúa Thu Đông) để tránh nguy cơ bị thiệt hại.Đồng thời, chủ động xã lũ tràn đồng, lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng sau thời gian dài không có lũ lớn.
Tận dụng lợi thế
Ông Nguyễn Văn Tuân, xã Vĩnh Hội Đồng, huyện An Phú (An Giang) đang chèo ghe kiểm tra các dớn cá vui vẻ cho biết, từ hôm có lũ, ông đã đặt 20 cái dớn trên cánh đồng rộng 4 ha của gia đình để bắt cá, tôm. Giờ đây, mỗi ngày thu hoạch lai rai được vài chục kg cá đồng, bán cho thương lái được từ 300.000 - 400.000 đồng/ngày.
“Năm nào lũ lớn là cá nhiều, năm 2014 lũ nhỏ vào đồng nhưng tôi vẫn thu được hàng chục triệu đồng từ đánh bắt cá đồng”, ông Tuân nói. Ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú cho biết, phần lớn cư dân vùng lũ của huyện An Phú đều có nghề phụ vào mùa nước nổi đó là nghề dăng lưới, thả câu, dặt dớn… bắt cá. Song song đó, nông dân có thêm thu nhập trong thời gian nước tràn đồng không canh tác được.Ngành nông nghiệp huyện An Phú triển khai nhiều mô hình sinh kế gắn với mùa lũ như mô hình nuôi lươn không bùn, mô hình nuôi rắn, trồng rau nhút... giúp nông dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, khẳng định phù sa đóng vai trò quan trọng đối với canh tác lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.Việc ngưng sản xuất vụ 3 (Thu Đông) tiến hành xả lũ, đưa phù sa vào đồng ruộng, nhằm giúp đất “phục hồi sức khỏe” tạo điều kiện để đất nghỉ ngơi.
Việc đồng ruộng trữ nước vừa tạo phù sa, đồng thời giúp quá trình vận hành điều tiết lũ của Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giảm áp lực nước, bảo vệ sản xuất cho vùng hạ lưu.
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, việc xả lũ, cho nước tràn đồng còn giúp nông dân tiêu diệt các loại dịch bệnh, sâu bọ…, trả lại trạng thái sản xuất “sạch”, giúp cân bằng lịch thời vụ, canh tác thuận lợi hơn./.- Từ khóa :
- phù sa
- đồng bằng sông cửu long
- lũ sớm
- an giang
- đồng tháp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ĐBSCL đối mặt sạt lở nghiêm trọng - Bài 1: Từ câu chuyện hạt cát, phù sa
13:33' - 27/05/2017
Đồng bằng sông Cửu Long trù phú đối mặt với sạt lở nghiêm trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu Bộ TNMT báo cáo về việc phù sa sông Mê Kông bị chặn
07:00' - 31/03/2017
Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam báo cáo về thông tin có đến 95% lượng phù sa sông Mekong (Mê Kông) sẽ bị chặn bởi các đập thủy điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý dứt điểm tồn đọng dự án thủy điện Bản Vẽ trước khi cấp huyện chấm dứt hoạt động
11:46'
Ngày 10/4, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã đề nghị huyện Tương Dương, huyện Thanh Chương xử lý dứt điểm tồn đọng thủy điện Bản Vẽ trước khi cấp huyện chấm dứt hoạt động vào 1/7/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Sớm hoàn thành việc sửa chữa, cải tạo nhiều đoạn, tuyến trên Quốc lộ 28
11:22'
Sở Xây dựng Đắk Nông đôn đốc nhà thầu đẩy sớm hoàn thành việc sửa chữa, mở rộng nhiều đoạn, vị trí hư hỏng, xuống cấp trên Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk G’long, Krông Nô và thành phố Gia Nghĩa.
-
Kinh tế & Xã hội
Diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh: Cán bộ, chiến sĩ luyện tập dưới nắng nóng gay gắt
11:12'
Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ vẫn bước đều trên thao trường, huấn luyện với tinh thần quyết tâm, kỷ luật cao nhất thể hiện sức mạnh và khí thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền Giang: Cháy nhà trong đêm, 4 người tử vong
09:09'
Sáng 10/4, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy một nhà dân ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, thành phố Mỹ Tho khiến 4 người tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Tinh gọn bộ máy: 60 cán bộ, công chức tỉnh Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
09:09'
Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính thẩm định, cấp kinh phí hỗ trợ 60 cán bộ, công chức có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tăng lên gần 3.650 người
06:54'
Số người thiệt mạng trong trận động đất lớn xảy ra cách đây gần 2 tuần đã tăng lên 3.649 người, trong khi 5.018 người bị thương và 145 người vẫn mất tích.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 10/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/4, sáng mai 11/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thi hành pháp luật
22:13' - 09/04/2025
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thi hành pháp luật.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng yêu cầu không để ách tắc trong hoạt động kiểm định xe cơ giới
22:03' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 2976/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về hoạt động kiểm định đối với xe quá khổ, quá tải.