Đồng lòng để thực hiện bước đi lịch sử
Đây là thời khắc thiêng liêng khi “cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân”, như lời của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược “sắp xếp lại giang sơn” dù đã và sẽ đối mặt với nhiều thách thức, chắc chắn sẽ dẫn tới thành công, một khi chúng ta có được sự đoàn kết “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong bộ máy của hệ thống chính trị.
*Cuộc cách mạng nào cũng cần sự hy sinh
Ngày hôm nay đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân. Song, cuộc cách mạng kép - vừa tinh gọn bộ máy, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phục vụ nhân dân tốt hơn – cũng ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân của hàng trăm nghìn cán bộ, đảng viên, công chức. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, sau sắp xếp, sáp nhập thì hơn 18.440 biên chế cán bộ, công chức ở cấp tỉnh (bao gồm khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền) và hơn 110.780 biên chế ở cấp xã sẽ được cắt giảm so với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2022. Khoảng 120.500 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước ngừng làm việc. Sau khi 696 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước không còn tồn tại thì hơn 22.350 biên chế từ đây được điều chuyển về cấp xã. Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm từ 63 xuống 34 (giảm hơn 46%), số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 10.035 xuống còn hơn 3.321 đơn vị (giảm gần 70%). Về tổ chức đảng cấp tỉnh - giảm 29 đảng bộ tỉnh, thành phố (từ 63 xuống còn 34); giảm hơn 260 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh.Có 694 đảng bộ huyện và hơn 4.160 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp huyện kết thúc hoạt động.
Việt Nam đã trải qua nhiều đợt tách, nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vào năm 1976 đất nước ta có 38 tỉnh, thành phố, vào năm 1978 con số đơn vị cấp tỉnh nâng lên 39, năm 1979 là 40, năm 1989 là 44, năm 1991 là 53, năm 1996 là 61, năm 2004 là 64 và năm 2008 còn 63. Tuy nhiên, sự “sắp xếp lại giang sơn” năm 2025 là cuộc cách mạng về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trong cả nước có quy mô lớn nhất, toàn diện, triệt để nhất từ trước đến nay, có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mọi cấp, ngành, địa phương, trực tiếp đến từng người dân. Bản chất của việc sáp nhập không nằm ở việc thay đổi địa giới hành chính một cách cơ học mà là tổ chức lại không gian phát triển, tổ chức lại hệ thống quản trị, tái cấu trúc lại mô hình vận hành quản trị nói chung và chính quyền địa phương các cấp nói riêng. Số lượng đơn vị hành chính các cấp giảm nhưng tăng chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. * Phát huy “tính đảng” để vượt qua “tâm tư cá nhân” Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra những thách thức và nguy cơ chia rẽ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, trước hết là sự lo ngại trong đội ngũ cán bộ, bởi khi sáp nhập thì một số người sẽ mất vị trí hoặc phải chuyển đổi công tác. Thực tế cho thấy, ở “mỗi con người trong bộ máy” đều có độ vênh nhất định giữa nhận thức xã hội nói chung và sự đắn đo liên quan đến lợi ích cá nhân của riêng mình. Hầu hết cán bộ, đảng viên đều nhận thức được sự cần thiết của Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Họ cũng đồng tình với những nội dung mà Nghị quyết số 18-NQ/TW chỉ ra là tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở nước ta vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối; hiệu lực hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức còn chồng chéo; việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý; việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; cải cách hành chính chuyển biến chậm… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có sự níu kéo từ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể nhỏ. Một số cá nhân, tổ chức có thể hăng hái ủng hộ chủ trương chung về việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị khi điều này “chưa đụng đến tôi”, “không va phải đơn vị của chúng tôi, tỉnh tôi”. Mọi việc có thể thay đổi khi họ phải "vào cuộc". Bởi vậy, trong bài viết “Sức mạnh của đoàn kết”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Phải phát huy mạnh mẽ "tính Đảng" và bản lĩnh chính trị trong mỗi tổ chức Đảng và từng đảng viên. Mọi cán bộ, đảng viên cần phải kiên định đặt lợi ích chung của đất nước, của Đảng lên trên hết, chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và kỷ luật Đảng. Những ý kiến khác biệt trong nội bộ cần được đưa ra thảo luận dân chủ, thẳng thắn và xây dựng; sau khi đã thống nhất thì phải đoàn kết, nghiêm túc thực hiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bè phái, cục bộ địa phương, gây rạn nứt đoàn kết nội bộ. Chỉ khi thống nhất về tư tưởng và hành động từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, khối đoàn kết toàn Đảng và toàn dân mới thực sự vững chắc, tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ sắp xếp lại bộ máy, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo thì đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu các cơ quan hữu quan phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích và công bằng xã hội, góp phần củng cố đoàn kết trong quá trình tái cơ cấu. Đồng thời, cần tiếp tục xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ hợp lý, thiết thực đối với các địa phương và cán bộ chịu tác động trực tiếp từ quá trình sáp nhập, từ các chính sách hỗ trợ tài chính, phụ cấp, động viên, khen thưởng, khuyến khích... đến công tác an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng cho các địa phương mới sáp nhập.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình chính quyền hai cấp sẽ phục vụ người dân tốt hơn
08:03' - 30/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã trả lời báo chí về thế mạnh của chính quyền địa phương hai cấp cũng như những lợi thế khi mô hình này đi vào hoạt động.
-
Tài chính
Tạm dừng hệ thống thuế điện tử phục vụ nâng cấp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
17:42' - 26/06/2025
Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7
15:21' - 26/06/2025
Bên lề Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu bày tỏ kỳ vọng về năng lực, trình độ, kĩ năng quản trị cũng như bản lĩnh của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kho bạc Nhà nước giảm 465 đầu mối khi vận hành mô hình hai cấp
20:17' - 17/06/2025
Việc chuyển đổi được thực hiện đồng bộ, bài bản, đảm bảo hoạt động ổn định trên toàn quốc, không gây gián đoạn nghiệp vụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20'
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49'
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.