Dự án hồ thủy lợi vẫn dang dở sau nhiều năm thi công
Dự án hồ chứa nước Lộc Đại ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nằm trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu – tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 và phục vụ nước tưới nông nghiệp, cắt lũ cho vùng hạ du.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 291 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng sau 5 năm triển khai thi công đến nay công trình vẫn còn dang dở. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục gia hạn cho chủ đầu tư triển khai dự án đến năm 2025.
Cuối năm 2018, dự án hồ chứa nước Lộc Đại ở xã Quế Hiệp được khởi công nhằm phục vụ nước tưới cho 500 ha đất nông nghiệp của hai xã Quế Hiệp và Quế Thuận, huyện Quế Sơn. Đồng thời góp phần ngăn chặn lũ quét ở thượng nguồn, cắt lũ và giảm nhẹ ngập lụt hạ du là vùng dân cư tập trung đông đúc.Công trình có tổng mức đầu tư hơn 291 tỷ đồng do Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư được triển khai từ năm 2018 – 2020. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành khiến dư luận xã hội quan tâm và người dân rất bức xúc.
Ông Trần Hạnh, thôn Lộc Đại, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam bức xúc cho biết: việc làm đồng của người dân mấy năm qua bị ảnh hưởng kinh khủng vì công trình làm dang dở nên thiếu nguồn nước tưới. Con mương bị xói lở do ảnh hưởng bởi thi công… người dân làm ruộng nương rất khó. Nguyện vọng của người dân mong sao nhà nước hoàn thành đập để lấy nước phục vụ nông nghiệp. Theo huyện Quế Sơn, dự án chưa được triển khai thi công theo đúng kế hoạch do trong khu vực công trình đầu mối còn khoảng 800 ngôi mộ chưa thể di dời vì thiếu khu cải táng. Tuyến kênh kéo dài hơn 5 km qua nhiều thửa đất, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng, việc quy chủ, kiểm kê khó thực hiện.Bên cạnh đó, do thiếu mỏ đất phục vụ đắp cho dự án. Đặc biệt hơn là việc đền bù, giải tỏa khó thực hiện do có tranh chấp giữa các hộ dân về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất.
Ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, qua hơn 5 năm triển khai, công trình hồ Lộc Đại bị chậm tiến độ. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ thì phần giải phóng mặt bằng có chậm. Với diện tích hơn 66 ha kể cả lòng hồ và kênh đầu mối.Hiện nay, phần giải phóng mặt bằng cơ bản đảm bảo, chỉ còn khoảng hơn 4 ha trong lòng hồ hiện có tranh chấp giữa các hộ dân về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất và tòa án đang giải quyết việc tranh chấp này.
Trước thực trạng đó, chính quyền huyện Quế Sơn đã chỉ đạo các ngành chức năng liên quan của huyện tập trung rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục để việc đền bù được đảm bảo; không để tình trạng thiếu sót xảy ra… Được biết, liên quan đến đầu tư dự án hồ chứa nước Lộc Đại, tháng 12/2022, Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo thu hồi, nộp trả ngân sách hơn 927 triệu đồng và giảm nghiệm thu thanh toán hơn 533 triệu đồng.Nguyên nhân là do chủ đầu tư đã thực hiện nghiệm thu, thanh toán xác định sai chi phí tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, cắm cọc giải phóng mặt bằng.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng còn 66 công trình thủy lợi hư hỏng trước mùa mưa lũ
16:39' - 09/05/2023
Do hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu tư nên các hạng mục của hồ đập không được đầu tư xây dựng đồng bộ, kiên cố.
-
Kinh tế & Xã hội
Công an điều tra vụ 2 công trình thủy lợi có sai phạm tại Bình Thuận
12:03' - 16/03/2023
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa có kết luận thanh tra về công trình kênh tiếp nước Suối Lách - Bàu Thiểm và công trình kiên cố kênh mương hệ thống thủy lợi hồ Núi Đất - Suối Le.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng sản xuất vùng dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
15:23' - 14/03/2023
Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nằm trên địa bàn 2 huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đưa vào sử dụng tháng 11/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.