Dự báo giá cà phê tuần từ 18/9 - 23/9
Diễn biến thị trường cà phê từ 11/9 - 16/9: Sàn arabica trở thành đầu kéo cho giá kỳ hạn robusta và thị trường nội địa
Sau một tuần tính đến hết ngày giao dịch 15/9, giá trên sàn kỳ hạn robusta London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường dùng làm tham chiếu, có giá đóng cửa thêm được 32 Usd/tấn chốt 1992 Usd so với tuần trước đó 1960 Usd/tấn. Tuy nhiên dao động giữa mức cao và thấp nhất trong tuần đo được 72 Usd giữa 2008 và 1936 Usd/tấn (xem hình 1).
Trên sàn arabica, nơi cà phê của Brazil và các nước Nam Mỹ sử dụng làm tham chiếu, thời gian qua giá tăng rất mạnh. Cả tuần, giá arabica tăng 10.75 cts/lb hay 237 Usd/tấn để chốt mức 141.40 cts/lb, là mức cao nhất tính từ cả tháng nay.
Giá arabica tăng được cho là nhờ hội tụ đủ các yếu tố tích cực: thông tin về thời tiết khô hanh tại vùng cà phê arabica Brazil có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng arabica nước này năm 2018, chỉ số đồng Usd tiếp tục yếu, các quỹ đầu tư phải mua bù cho lượng dư bán khá lớn tuần trước đó và cuối cùng là yếu tố kỹ thuật trên sàn ấy tạo điều kiện cho hướng tăng.
Hai sàn đều có giá tăng đã giúp giá cà phê nội địa tại Việt Nam giao dịch cuối tuần qua ở 44,5 triệu đồng/tấn, tăng 0,5 triệu đồng/tấn so với tuần trước đó, sau khi giảm xuống chạm 43 triệu đồng/tấn trong tuần.
Dự báo giá cà phê tuần từ 18/9 - 23/9: Giá robusta tuần này vẫn phụ thuộc vào sàn arabica.
Dùng lý do thời tiết khô hanh tại vùng cà phê arabica Brazil làm cái cớ để arabica tăng, chứ thật ra vị thế kinh doanh của hai sàn nghịch nhau khi mùa vụ cà phê mới của Việt Nam đang cận kề.
Thế mà trên sàn London các quỹ đầu tư còn giữ lượng dư mua hàng giấy đến 102.790 tấn còn New York lại dư bán đến 539.401 tấn. Muốn nói rằng nếu London bán tất toán giá phải giảm và New York mua thanh lý giá phải tăng.
Trên sàn robusta, bức tranh kỹ thuật tuần qua rất tiêu cực vì giá hoạt động dưới áp lực giảm. Đến trước khi mở cửa ngày 18/9, giá London vẫn còn nằm xa dưới các mức bình quân động (BQĐ), tức 1992 Usd/tấn của mức đóng cửa so với 2035 và 2054 của mức bình quân động 50 và 100 ngày (xem hình 2).
Như vậy, giá robusta tuần này vẫn phụ thuộc vào sàn arabica.
Các mức kỳ vọng cho giá arabica tuần này ngoài phải vượt mức BQĐ 200 ngày là các mức 144.35 lập ngày 11/08 và khu vực 147-147.25 cts/b lập ngày 08/08. Đi xa hơn là lấy lại đỉnh 151/153 lập trong khoảng thời gian tháng 03 và 04/2017 (xem hình 3).
Vấn đề còn lại là tuần qua sàn New York tăng quá nóng, thị trường dễ vào khu vực “bán quá mức” để cần thiết phải có đợt chỉnh xuống.
Những gì xảy ra trong tuần qua với sàn London giữa một thị trường kỳ hạn arabica cực kỳ sôi động, chưa cho phép ta nhìn giá London theo chiều tích cực trừ phi có lúc nào đó giá đóng cửa phóng khỏi mức BQĐ 20 ngày tức tại khu vực 2015.
Thị trường cà phê trong nước: Cần tạo sức bật cho giá robusta, nhưng bằng cách nào?
Do giá kỳ hạn robusta yếu, có lúc xuống dưới 1950 Usd/tấn, giá cà phê nội địa tại các vùng nguyên liệu lại quay về mức 43 triệu đồng/tấn nhưng rồi cũng chỉ dừng ở đó.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng sức bung giá cà phê robusta nội địa và trên sàn kỳ hạn London không có cơ hội vì lượng giao giao hàng bán không mạnh để làm vơi đi tồn kho nhằm giúp giá nội địa và kỳ hạn có cơ hội có đợt tăng mới.
Nếu như sàn arabica chịu tăng cực mạnh lên thêm 10 cts/lb, chắc sẽ giúp London vượt khỏi các mức kỹ thuật tích cực để xoay chiều.
Trong tình hình sàn arabica đã qua nhiều ngày tăng nóng, sợ vì sức bán từ Brazil ra nhờ giá arabica cao, sẽ kéo lùi giá sàn New York lại và giá robusta không có cơ hội trong tuần này.
Nếu thế, chỉ mong giá nội địa quanh mức hiện nay 44,5 triệu đồng/tấn với mức +/- 0,5 triệu đồng/tấn.Nên đừng nghĩ xuất khẩu giảm, sức bán yếu mà có thể làm cho giá kỳ hạn và nội địa tăng. Thị trường cà phê nay khác trước ở chỗ đó.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường cà phê thế giới sẽ biến động mạnh
13:42' - 12/09/2017
Thị trường cà phê trên thế giới sẽ biến động mạnh do sản lượng cà phê tại Mỹ Latinh có thể giảm gần 90% vào năm 2050 vì biến đổi khí hậu.
-
Doanh nghiệp
Chiến lược phát triển ngành cà phê: Tăng chế biến sâu để nâng cao giá trị
12:30' - 06/09/2017
Cà phê chế biến sâu là khâu cho giá trị gia tăng cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ cà phê chế biến sâu trong tổng sản lượng cà phê nhân ở Việt Nam chỉ chiếm 10%.
-
Hàng hoá
Dự báo giá cà phê tuần từ 4/9 - 9/9
09:16' - 06/09/2017
Dự báo giá cà phê tuần từ 4/9 - 9/9: Yếu tố kỹ thuật chưa ủng hộ giá tăng
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58'
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07'
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.