Dự báo xu hướng kinh tế chủ đạo của thế giới năm 2023
Theo bài viết, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm 2022 nhiều chông gai. Khi các tác động tồi tệ nhất của dịch bệnh COVID-19 đã giảm bớt, xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường năng lượng và thực phẩm, trong khi lãi suất tăng có nguy cơ bóp nghẹt quá trình phục hồi sau đại dịch.
Điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu là Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau 3 năm thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt kiềm chế đại dịch, mang lại hy vọng phục hồi toàn cầu.
Tuy nhiên, hy vọng này cũng bị hạn chế giữa những lo ngại rằng sự lây lan dịch bệnh trong 1,4 tỷ dân của nước này có thể làm phát sinh nhiều biến thể nguy hiểm hơn.
Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2023, tuy nhiên sẽ vẫn ở mức cao. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo lạm phát toàn cầu sẽ ở mức 6,5% vào năm tới, giảm từ mức 8,8% năm 2022. Lạm phát của các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ giảm ít hơn, dự kiến chỉ giảm xuống mức 8,1%.
Mặc dù tình trạng giá cả leo thang dự kiến sẽ giảm trong năm 2023, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ chậm lại cùng với việc lãi suất tăng.
IMF ước tính rằng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2,7% trong năm 2023, giảm từ mức 3,2% của năm 2022. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán năm 2023 nền kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 2,2%, so với mức 3,1% của năm 2022.
Nhiều nhà kinh tế bi quan hơn và tin rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra vào năm 2023, chỉ 3 năm sau cuộc suy thoái do đại dịch gây ra.
Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu không rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật - được xác định khi 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm, nhà kinh tế trưởng của IMF mới đây đã cảnh báo rằng năm 2023 với nhiều người có thể vẫn giống một cuộc suy thoái do sự kết hợp của mức tăng trưởng chậm, giá cả cao và lãi suất tăng cao.
Bất chấp sự tàn phá kinh tế do COVID-19 và các đợt phong tỏa, các vụ phá sản trên thực tế đã giảm ở nhiều quốc gia trong năm 2020 và 2021 do sự kết hợp giữa các thỏa thuận không chính thức với các chủ nợ và các gói kích thích lớn của chính phủ.
Ví dụ, tại Mỹ, 16.140 doanh nghiệp đã nộp đơn tuyên bố phá sản vào năm 2021 và 22.391 doanh nghiệp đã làm như vậy vào năm 2020, so với con số 22.910 doanh nghiệp vào năm 2019.
Xu hướng này dự kiến sẽ đảo ngược vào năm 2023 trong bối cảnh giá năng lượng và lãi suất tăng cao. Allianz Trade ước tính rằng tỷ lệ phá sản trên toàn cầu sẽ tăng hơn 10% trong năm 2022 và 19% vào năm 2023, cao hơn hẳn các mức trước đại dịch.
Ông Alexander Tziamalis, giảng viên kinh tế cấp cao tại Đại học Sheffield Hallam (Anh), cho rằng đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đi vay các khoản lớn, làm tăng sự phụ thuộc vào các khoản vay giá rẻ.
Giờ đây, sự sống còn của các doanh nghiệp có nhiều nợ đang bị lung lay khi họ phải đối mặt với lãi suất và giá năng lượng cao hơn, nguyên liệu thô đắt hơn và chi tiêu tiêu dùng của người dân ít hơn.
Những nỗ lực nhằm đẩy lùi quá trình toàn cầu hóa đã tiến triển nhanh hơn năm nay và có vẻ sẽ tiếp tục tăng tốc vào năm 2023.
Kể từ khi bắt đầu dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ-Trung ngày càng diễn ra sâu sắc hơn dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Vào tháng 8, Tổng thống Biden đã ký Đạo luật CHIPS và Khoa học ngăn chặn việc xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất tiên tiến sang Trung Quốc - một động thái nhằm kiềm chế sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc và thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực sản xuất chip.
Việc thông qua luật này chỉ là một ví dụ mới nhất về xu hướng ngày càng rời xa tự do hóa thương mại và tự do hóa kinh tế, xích lại gần chủ nghĩa bảo hộ và khả năng tự cung tự cấp hơn, đặc biệt là trong các ngành quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia./. Kinh tế Việt Nam kinh tế thế giới dự báo xu hướng kinh tế thế giới ở Trung Quốc
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nhận định về tác động của giá dầu đối với nền kinh tế thế giới
20:40' - 28/12/2022
Hãng tin Sputnik ngày 27/12 đã có bài viết nhận định về tác động của giá dầu đối với nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2022
10:16' - 27/12/2022
Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2022, do Ban biên tập tin Kinh tế (Bnews)- Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.
-
Ý kiến và Bình luận
"Điểm sáng" Việt Nam trong bức tranh kinh tế thế giới
18:11' - 26/12/2022
Điểm sáng nhất trong nền kinh tế Việt Nam năm 2022 chính là kiểm soát được tỷ lệ lạm phát tương đối thấp trong bối cảnh các nước trên thế giới chật vật đối phó với lạm phát phi mã và "bão giá".
-
Phân tích - Dự báo
Những yếu tố định hình nền kinh tế thế giới năm 2023
05:30' - 12/12/2022
Năm 2022 sắp kết thúc trong bối cảnh thế giới đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn, mang tính thời đại của nền kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Nhật Bản "bắt tay" giảm rào cản thương mại
08:14'
Anh và Nhật Bản đã nhất trí về sự cần thiết của việc các quốc gia cùng chí hướng hợp tác giảm bớt rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ sẽ đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam
07:50'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Hoa Kỳ để đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU tạm hoãn 90 ngày biện pháp đáp trả
20:37' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm hoãn triển khai các biện pháp đáp trả thuế quan đối với Mỹ.