Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về thỏa thuận TPP
Ngày 5/10, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã có bài phát biểu trấn an quan ngại của các ngành công nghiệp trong nước về những tác động ban đầu của việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời khẳng định hiệp định này mang lại lợi ích tốt nhất cho kinh tế Canada.
Nhiều tập đoàn kinh tế lớn và đảng đối lập ở Canada cũng hoan nghênh việc đạt được thỏa thuận lịch sử này.
Trong bài phát biểu ở thủ đô Ottawa ngay sau khi Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán đạt được thỏa thuận nguyên tắc về TPP, Thủ tướng Harper đã gọi đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử.
Ông khẳng định mọi lĩnh vực và địa phương của Canada đều được hưởng lợi từ việc tham gia TPP và đảng Bảo thủ (CPC) của ông sẽ đẩy mạnh thực thi thỏa thuận này nếu giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Theo quy định trong TPP, trong 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Canada sẽ phải mở cửa thị trường sữa, trứng, thịt gà, bò, lợn, cừu, hải sản, gỗ xẻ và hàng công nghiệp cho các nước trong TPP.
Ngoài ra, trong cùng thời gian trên, Canada cũng sẽ phải dỡ bỏ mức thuế 6,1% đối với các ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong TPP và giảm quy định về tỷ lệ xuất xứ sản phẩm từ 62,5% xuống còn 45% đối với ô tô sản xuất nguyên chiếc trong nước và 40% đối với các mặt hàng phụ tùng ô tô.
Để trấn an quan ngại của ngành sản xuất trong nước sẽ chịu tác động mạnh trong thời gian đầu thực hiện TPP, Thủ tướng Harper cam kết sẽ bồi thường 4,3 tỷ đôla Canada (tương đương 3,3 tỷ USD) cho những nông dân bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, bình luận về sự kiện này, cùng ngày 5/10 Bộ trưởng Kinh tế Mexico Guajardo Villarrealcho rằng TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho nền kinh tế thứ hai Mỹ Latinh trong lĩnh vực sản xuất liên quan tới 6 thị trường châu Á-Thái Bình Dương (gồm Australia, Brunei, Malasia, New Zealand, Singapore và Việt Nam).
Bộ trưởng Villareal nhận định TPP đi đến hồi kết tốt đẹp nhờ có ý thức chính trị, lập trường và sự linh hoạt của các bên tham gia đàm phán và đây là hiệp định rộng rãi, chuẩn mực và tham vọng nhất từ trước tới nay. TPP cũng là mô hình đàm phán cho các hiệp định thương mại về sau này, đưa Mexico vào vị trí tiên phong trên lĩnh vực này.
Mexico đã đạt được sự cân bằng phù hợp giữa lợi ích quốc gia và các lĩnh vực được coi là nhậy cảm như chế tạo xe hơi-và phụ tùng, công nghiệp dệt may và các sản phẩm nông nghiệp như gạo, thịt các loại và sữa.
Bên cạnh đó, TPP sẽ củng cố quá trình hội nhập các dây chuyền sản xuất của Mexico, Mỹ và Canada, góp phần đưa khu vực này có tính cạnh tranh cao nhất thế giới.
Với TPP, Mexico củng cố sự thâm nhập của mình vào thị trường Chile và Peru, hai đối tác thương mại ưu tiên của Mexico tại Mỹ Latinh, và phát triển sâu rộng hơn mối quan hệ với thị trường Nhật Bản.
Con số của Bộ Kinh tế Mexico cho thấy 11 quốc gia tham gia TPP chiếm tới 72% giá trị trao đổi thương mại của Mexico và cung cấp tới 55% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào quốc gia Bắc Trung Mỹ.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Chile Heraldo Muñoz đã đánh giá cao việc 12 quốc gia thành viên đã đạt được sự đồng thuận về TPP.
Ngoại trưởng Muñoz khẳng định tầm quan trọng của TPP và chúc mừng những nỗ lực bảo vệ quyền lợi quốc gia của đại diện nước này trong quá trình đàm phán, đồng thời nhấn mạnh Chile sẽ được hưởng lợi với thỏa thuận nói trên.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố biển Valparaíso, cách thủ đô Santiago hơn 100 km về phía Bắc, Ngoại trưởng Muñoz cho rằng với TPP, Chile được quyền tiếp cận với thị trường của 11 quốc gia thành viên khác, trong đó có những thị trường rất lớn.
Ông Muñoz đánh giá TPP là thỏa thuận thương mại mang tầm vóc thế giới, vượt những gì mà Vòng đàm phán Doha cho tới giờ chưa đạt được.
Ngoài việc được quyền tiếp cận tốt hơn với hàng hóa, Chile sẽ được tiếp cận với chuỗi giá trị toàn cầu, mua sắm chính phủ và nhiều loại hình dịch vụ mà trong các thỏa thuận thương mại song phương với mỗi quốc gia thành viên TPP chưa từng đạt được.
Ông cũng cho biết thỏa thuận này sẽ cần được Quốc hội thông qua và vấn đề các sản phẩm sinh học và dược phẩm của Chile sẽ là một trong những vấn đề gai góc.
TPP có 12 nước tham gia đàm phán, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Theo quy định, sau khi được ký kết, văn kiện này cần nhận được sự phê chuẩn của chính phủ và Quốc hội các nước thành viên để có hiệu lực.
Nếu trở thành hiện thực, TPP sẽ là khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới./.
PVTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: TPP sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam
07:53' - 06/10/2015
Ngày 5/10, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP hoàn tất quá trình đàm phán, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về hiệp định lịch sử này.
-
Kinh tế Thế giới
Hoàn tất đàm phán hiệp định lịch sử TPP
19:40' - 05/10/2015
Bộ trưởng thương mại các nước tham gia đàm phán TPP đã hoàn tất thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.