Dự trữ ngoại hối của Algeria “bốc hơi” hơn 120 tỷ USD trong 5 năm
Dự trữ ngoại hối của Algeria đã giảm từ 79,88 tỷ USD cuối năm 2018, xuống còn 72,6 tỷ USD tính đến hết tháng 4/2019. Algeria từng ghi nhận mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục 193 tỷ USD vào tháng 4/2014. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm, khoản dự trữ này đã bốc hơi 121 tỷ USD, xuống còn 72,6 tỷ USD tính đến tháng 4/2019. Đây cũng là mức giảm kỷ lục.
Theo giới chuyên gia, Algeria là một trong những nước được hưởng lợi nhiều từ giá dầu cao trong giai đoạn trước 2014. Nguồn thu từ dầu mỏ đã giúp nước này có nguồn kinh phí dồi dào để thực hiện các đại dự án cơ sở hạ tầng, như tuyến đường cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc xuyên Sahara, đồng thời thực hiện các chính sách trợ cấp gần như toàn diện cho người dân và gia tăng lượng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chính sách tài khoá của Chính phủ Algeria đã bộc lộ những thiếu sót nhất định. Thay vì thực hiện các cải cách thực chất giúp lành mạnh hoá ngân sách, chính phủ nước này vẫn tiếp tục phung phí nguồn tiền dự trữ. Kể từ giữa năm 2014, thị trường dầu mỏ thế giới đã trải qua giai đoạn biến động lớn. Giá dầu thế giới bắt đầu giảm mạnh, có thời điểm xuống dưới 40 USD. Cũng trong giai đoạn này, tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán kéo dài đã dần bào mòn nguồn dự trữ ngoại hối của Algeria.Nền kinh tế dựa chủ yếu vào dầu mỏ, trong khi các ngành sản xuất khác hầu như không phát triển. Nguồn thu từ dầu mỏ chiếm hơn 90% nguồn thu ngân sách, khiến Algeria khó có thể thoát khỏi tác động tiêu cực từ sự suy giảm của giá dầu trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, hoá đơn nhập khẩu luôn ở mức cao, khiến nguồn thu từ dầu mỏ không thể bù đắp được nguồn tiền mà nước này chi để trang trải cho đời sống kinh tế-xã hội, buộc Chính phủ Algeria phải sử dụng đến nguồn dự trữ ngoại tệ.
Trước tình hình trên, Chính phủ Algeria đã đề ra một số biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách, nâng cao dự trữ ngoại tệ như nâng cao năng lực sản xuất trong nước, giảm dần sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ, hạn chế và cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài…Tuy nhiên, đến nay, các biện pháp này ít phát huy được tác dụng, do Algeria chưa có các cải cách triệt để về cơ chế, chính sách và cấu trúc kinh tế.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, với việc giá dầu thế giới thường xuyên biến động và khó có thể vượt mức 70 USD/ thùng thời gian tới, quốc gia Bắc Phi này khó có thể cân bằng được thu chi ngân sách. Theo giới chuyên gia, dự trữ ngoại hối của Algeria nhiều khả năng sẽ xuống thấp hơn trong thời gian tới./.
Xem thêm:
>>Các nước trong và ngoài OPEC sẽ gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng
>>Algeria chính thức vận hành nhà ga mới của sân bay quốc tế Algiers
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước dấu hiệu nhu cầu dầu mỏ ở Mỹ yếu đi
18:13' - 04/07/2019
Phiên 4/7, giá dầu thế giới giảm, do số liệu cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm ít hơn dự đoán, cùng với đó là những quan ngại về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
-
Hàng hoá
Sản lượng dầu mỏ của Iran ở mức thấp nhất kể từ thập niên 1980
07:43' - 15/06/2019
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, sản lượng dầu mỏ của Iran đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1980.
-
Thị trường
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2019
07:32' - 15/06/2019
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019 do triển vọng thương mại thế giới đang ngày càng u ám.
-
Chứng khoán
Giá cổ phiếu dầu mỏ tăng mạnh sau sự cố hai tàu chở dầu trên vịnh Oman
09:15' - 14/06/2019
Sau sự cố hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman, cổ phiếu của công ty Exxon Mobil tăng gần 1%, trong khi cổ phiếu của công ty Halliburton tăng 2,8%.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ lên điểm nhờ cổ phiếu của các công ty dầu mỏ tăng mạnh
08:26' - 14/06/2019
Trong phiên giao dịch ngày 13/6, TTCK phố Wall lên điểm, với nhóm cổ phiếu liên quan đến ngành dầu mỏ tăng giá mạnh trong bối cảnh giá dầu đi lên sau sự cố hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman.
-
Hàng hoá
Nguồn cung dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng trong năm 2020
11:50' - 12/06/2019
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nguồn cung nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ tăng trong năm 2020, trong đó Mỹ là nhà cung cấp chủ chốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.