Đưa các tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID, hoàn thành trước 31/12/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác định lộ trình để đưa những tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID, nhất là hoàn thành lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, giấy khai sinh, kết hôn... để người dân trên cả nước được sử dụng, thụ hưởng, hoàn thành trước ngày 31/12/2024.
Đó là một trong những nội dung tại văn bản số 369/TB-VPCP ngày 9/8/2024 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận Hội nghị thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thông báo kết luận nêu rõ, chuyển đổi số đã trở thành phong trào, là xu thế không thể đảo ngược, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm".Trong giai đoạn 2021 - 2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với kết quả nổi bật. Đó là: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, tính đến nay đã có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06.
Kinh tế số, xã hội số ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới. Số hóa các ngành kinh tế, công tác chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư xây dựng, sản xuất được triển khai mạnh mẽ.Các cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng như: Dân cư, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo... được vận hành ổn định, mang lại hiệu quả tích cực; hạ tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển, tính đến nay đã có 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang... Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn; kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng; phát triển nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng "manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt, co cụm dữ liệu"...*Cần "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi sốThủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thủ tướng yêu cầu phân công công việc "rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả", tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tăng cường phối hợp và kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số toàn diện nhưng phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; quản lý, điều hành dựa trên số hóa, thông minh; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp; nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thủ tục phiền hà, sách nhiễu, xóa cơ chế "xin - cho" và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các cấp mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không".Trong đó, tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức, hành động và tổ chức thực hiện của người đứng đầu các bộ ngành, địa phương trong chuyển đổi số; theo nguyên tắc "lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên"; triển khai quyết liệt Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số. *Đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn thương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành "Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030", hoàn thành trong tháng 8/2024. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành "Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng"; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt (ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, trên điện thoại di động…). Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân. *Điều chỉnh Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để kết nối với phần mềm cung cấp dịch vụ công liên thông Về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phối hợp với Bộ Công an triển khai phương án sử dụng hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia, bảo đảm tập trung, an ninh, an toàn và kết nối, chia sẻ phục vụ các nhiệm vụ chung của Chính phủ về chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.Các địa phương khẩn trương thực hiện điều chỉnh Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để kết nối với phần mềm cung cấp dịch vụ công liên thông theo Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.Bộ Công an khẩn trương xây dựng dự án Luật Dữ liệu để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác định lộ trình để đưa những tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID, nhất là hoàn thành lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, giấy khai sinh, kết hôn... để người dân trên cả nước được sử dụng, thụ hưởng, hoàn thành trước ngày 31/12/2024.- Từ khóa :
- VNeID
- ứng dụng VNeID
- Luật Dữ liệu
Tin liên quan
-
Đời sống
Hướng dẫn ghi Sổ tang điện tử trên VNeID để chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
14:37' - 25/07/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đã có 22 tổ chức tín dụng ứng dụng VNeID cho xác thực giao dịch thanh toán
19:38' - 23/07/2024
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn; trong đó bao gồm nhiều quy định về xác minh, nhận biết thông tin khách hàng thông qua tài khoản VneID, CCCD gắn chip, dữ liệu dân cư
-
Kinh tế và pháp luật
Tước 499 giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID
08:21' - 09/07/2024
Sau 1 tuần thực hiện Thông tư 28/2024/TT-BCA), lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Địa phương nào dẫn đầu cả nước về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến?
17:21'
Đến nay, Bình Dương đã hoàn thành số hóa 89,29% hồ sơ cấp kết quả điện tử, 82,36% hồ sơ thủ tục hành chính. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh hoàn thành số hóa 100% hồ sơ đầu vào và kết quả đầu ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng việc xây cầu, đường kết nối Bình Phước
17:12'
Ngày 2/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản số 3352/UBND-KTN, ngày 31/3/2025 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng cầu Mã Đà và đường kết nối Đồng Nai với Bình Phước.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Trung Quốc kêu gọi các công ty tuân thủ luật sau vụ sập tòa nhà ở Thái Lan
17:12'
Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn hối thúc các công ty Trung Quốc ở nước ngoài tuân thủ luật pháp sở tại và đóng góp tích cực cho xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
SeABank dành hơn 5 tỷ đồng tặng quà nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập
16:28'
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân khách hàng “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng giá trị quà tặng lên đến hơn 5 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Đội cứu hộ QĐND Việt Nam phối hợp giải cứu thành công 1 nạn nhân
16:26'
Người được giải cứu là anh Htet Maung Maung, 26 tuổi, đầu bếp tại khách sạn Aye Chan Thar. Sức khỏe của nạn nhân khá tốt, do trước đó đã được lực lượng cứu hộ truyền nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
15:54'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 27/CĐ-TTg (ngày 2/4/2025) của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người
15:20'
Hãng Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền quân sự Myanmar cho biết, tính đến ngày 2/4, số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan và các nước CIS
14:50'
Chuyến bay VJ52 của Hãng hàng không Vietjet bay bằng tàu bay A330/300 từ Almaty (Kazakhstan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí
14:25'
Ngày 2/4, Malaysia bắt đầu điều tra về các biện pháp đảm bảo an toàn tại địa điểm xảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí của tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas xảy trước đó 1 ngày ở bang Selangor.