Đưa một số vắc-xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Đó là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế tại Hội nghị triển khai một số vắc-xin mới trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/4.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, năm 2018, Bộ Y tế sẽ sử dụng vắc-xin Combe Five thay thế cho vắc-xin Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1) mà Việt Nam đã sử dụng từ năm 2010 nhằm phòng ngừa 5 loại bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Lý do chuyển đổi sang loại vắc-xin mới này được đưa ra là do Công ty Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngưng sản xuất vắc-xin Quinvaxem từ năm 2017.Cũng theo ông Trần Đắc Phu, vắc-xin Combe Five có thành phần, dạng trình bày và đường tiêm tương tự vắc-xin Quinvaxem. Đặc biệt, đây cũng là loại vắc-xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã được sử dụng ở hơn 43 quốc gia trên thế giới với hơn 400 triệu liều.
Lý giải tại sao tiếp tục sử dụng một loại vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào tương tự vắc-xin Quinvaxem, trong khi đây chính là nguyên nhân gây nên những phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ như nóng sốt, đau, quấy khóc, ông Trần Đắc Phu cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì vắc-xin này là hoàn toàn phù hợp. Về tạo miễn dịch, vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào được chứng minh ưu việt hơn hẳn và hiệu quả lâu dài hơn các vắc-xin có thành phần ho gà vô bào. Bên cạnh đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,7 trẻ em được sinh ra và với sự tài trợ của Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) thì giá thành vắc-xin Combe Five hoàn toàn phù hợp với khả năng tài chính của Chính phủ. Đồng tình với ý kiến này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra dẫn chứng, trong 5 năm trở lại đây, các nước trên thế giới sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà vô bào chỉ chiếm 35%, tập trung ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu. Ở những nước này, tỷ lệ tiêm chủng cao, bệnh truyền nhiễm ít xuất hiện do vậy các phản ứng sau tiêm được chú trọng. Còn ở các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Á, châu Phi, đa phần sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào do tình hình dịch tễ, các bệnh truyền nhiễm vẫn còn khá phức tạp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những năm gần đây, dịch bệnh ho gà đã quay trở lại ở các nước sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà vô bào như Anh, Mỹ, Bồ Đào Nha... Riêng tại Chile, dù sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào nhưng bệnh ho gà vẫn quay trở lại do tỷ lệ tiêm chủng ở đây quá thấp. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia nên lựa chọn vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào để tiêm chủng nhằm đạt hiệu quả lâu dài. “Như vậy, xét về hiệu quả lâu dài, vắc-xin có thành phần ho gà vô bào có tác dụng miễn dịch ngắn hơn, điều này đồng nghĩa với việc trẻ phải tiêm nhắc nhiều lần để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh quay trở lại. Do đó, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì sử dụng vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào là hoàn toàn phù hợp”, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh Phan Trọng Lân nhận định. Ngoài vắc-xin 5 trong 1, trong năm 2018, chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng sẽ có 2 loại vắc-xin mới được đưa vào sử dụng đó là vắc-xin Sởi - Rubella do Việt Nam sản xuất và vắc-xin IPV ngừa bại liệt do hãng Sanofi của Pháp sản xuất. Khuyến cáo phụ huynh nên đưa con đi tiêm phòng đúng lịch để phòng bệnh, bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay, bất cứ loại vắc-xin nào cũng đều có tỷ lệ phản ứng phụ hoặc sự cố tiêm chủng nhất định. Các phản ứng thông thường như sốt, sưng, nóng, đỏ đau… sẽ tự hết sau 24 giờ.Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau tiêm nhưng nguyên nhân là do cơ địa hoặc trẻ có bệnh trùng hợp ngẫu nhiên như mắc bệnh tim bẩm sinh, xuất huyết não, nhiễm trùng huyết...Để ngăn ngừa biến chứng trong tiêm chủng, phụ huynh nên khai báo rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước tiêm và theo dõi sát 24 giờ sau tiêm.
Phụ huynh không nên gián đoạn việc tiêm vắc-xin cho trẻ bởi nếu không tiêm vắc-xin đầy đủ, dịch bệnh chắc chắn sẽ quay lại và chúng ta có thể phải trả giá bằng chính sinh mạng của trẻ hoặc các di chứng nặng nề về sau, bác sỹ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh./.>>> Tp Hồ Chí Minh: Vắc-xin phòng dại đã được cung ứng trở lại nhưng số lượng vẫn hạn chế
Tin liên quan
-
Đời sống
Bộ Y tế khẳng định đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin phòng bệnh dại tại các đơn vị tiêm chủng
20:43' - 06/04/2018
Cục Quản lý Dược khẳng định thời điểm hiện tại, vắc xin phòng bệnh dại vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của các đơn vị tiêm chủng.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh khan hiếm vắc xin phòng dại
19:32' - 04/04/2018
Những ngày gần đây, các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tục thiếu vắc xin phòng dại khiến nhiều người dân lo lắng khi không may bị động vật cắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Những điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
15:10' - 23/11/2024
Một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư là tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi.
-
Đời sống
Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm ở trẻ em
14:21' - 23/11/2024
Các ca bệnh cúm gia cầm ở người, với nguồn lây nhiễm không rõ ràng, được dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện.
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48' - 23/11/2024
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/11
05:00' - 23/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hà Nội: Gần 150 bộ hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ
15:00' - 22/11/2024
Theo những người cao tuổi sống lâu năm ở ngõ 167 Tây Sơn, những bộ hài cốt vừa mới phát hiện cũng như những bộ hài cốt phát hiện trước đây đều có niên đại khá lâu, khoảng 50-70 năm về trước.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/11
05:00' - 22/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 22/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hội Cựu chiến binh TTXVN bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội”
18:08' - 21/11/2024
Hội Cựu chiến binh TTXVN phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội” tại xã Quảng Hưng, Quảng Trạch (Quảng Bình).
-
Đời sống
Ba câu hỏi giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer
15:20' - 21/11/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển một phương pháp đơn giản sử dụng 3 câu hỏi để giúp nhanh chóng phát hiện bệnh Alzheimer và chứng suy giảm nhận thức nhẹ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 21/11
05:00' - 21/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 21/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 21/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.