Đưa quan hệ Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi phát triển sâu sắc, hiệu quả
Chiều 9/9, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019” do Bộ Ngoại giao tổ chức, Phiên Hợp tác kinh tế với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Đông - châu Phi” đã diễn ra với sự tham dự của đại điện lãnh đạo các cơ quan trung ương, bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, một số tổ chức quốc tế cùng 44 đại sứ, đại biện, đại diện các quốc gia Trung Đông-châu Phi.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Sau hơn 30 năm kiên định con đường đổi mới toàn diện, Việt Nam đã vươn lên từ tình trạng kém phát triển trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, duy trì ổn định chính trị, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, hình thành mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; trong đó có tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ thương mại tự do với gần 60 nước thông qua 16 hiệp định thương mại tự do bao gồm các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA)... Việt Nam cũng khẳng định vai trò là thành viên tích cực có trách nhiệm tại các cơ chế khu vực và quốc tế quan trọng. Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đối với Việt Nam, quan hệ với các nước Trung Đông - châu Phi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Khởi nguồn từ khát vọng chung về độc lập, tự do từ những năm 50 của thế kỷ XX, mối quan hệ này không ngừng được vun đắp bằng những tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ giúp đỡ chân tình, quý báu mà Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi dành cho nhau trong thời kỳ đấu tranh chính nghĩa.Bước sang giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam cùng các nước Trung Đông - châu Phi tiếp tục cùng nhau giải quyết các thách thức chung, nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước; đồng thời bảo vệ những lợi ích chung của các quốc gia đang phát triển trong cộng đồng quốc tế.
Đây chính là nền tảng và giá trị vững chắc đưa Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Trung Đông -châu Phi trở thành những người bạn thủy chung son sắt và những đối tác quan trọng của nhau. Điều này thể hiện qua tiến trình hợp tác ngày càng được củng cố; quan hệ ngoại giao ngày càng đi vào chiều sâu; quan hệ thương mại phát triển tích cực, hợp tác viễn thông, lao động, giáo dục, y tế có nhiều bước tiến mới. Mô hình hợp tác của Việt Nam với một số nước châu Phi, nhất là về nông nghiệp, từng được coi là hình mẫu cho hợp tác NAM-NAM.
“Trên bình diện đa phương, Việt Nam luôn đồng hành với các nước Trung Đông - châu Phi trong việc bảo vệ những giá trị cốt lõi vì hòa bình và phát triển, đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế như tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực. Những người lính Cụ Hồ của Việt Nam đã có mặt tại những điểm nóng của Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi cũng tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế”, Phó Thủ tướng khẳng định. Đánh giá tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông - châu Phi còn rất lớn và đa dạng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng trong một thế giới chuyển động nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, khu vực Trung Đông - châu Phi đang nỗ lực vượt qua những thách thức về an ninh, phát triển, kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình trong giải quyết các bất đồng xung đột, đề cao hợp tác và hội nhập; phát huy các lợi thế địa chiến lược, địa kinh tế để vươn lên.Về phần mình, Việt Nam là thành viên cộng đồng ASEAN nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động, đang hướng tới tầm nhìn 2030 về xây dựng một xã hội thịnh vượng, nền kinh tế phát triển mạnh dựa trên tri thức, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
“Chúng tôi tin tưởng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các nước Trung Đông - châu Phi, đặc biệt khi đảm nhận hai trọng trách: Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.Việt Nam có thể là cầu nối để thúc đẩy các nội dung hợp tác cùng quan tâm trong khuôn khổ ASEAN; tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, trong đó có nhiều vấn đề ở khu vực Trung Đông - châu Phi; cùng chia sẻ khát vọng hòa bình hướng tới mục tiêu Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0; sự tương đồng về trình độ phát triển và nền kinh tế có tính bổ trợ cao.
Hai bên có những lợi thế lớn để thúc đẩy hợp tác toàn diện, nhất là trong các lĩnh vực giàu tiềm năng như: thương mại, đầu tư, năng lượng, môi trường, công nghệ thông tin, truyền thông, nông nghiệp, lao động, du lịch...”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự Hội nghị cần đi sâu trao đổi một số hướng chính trong hợp tác giữa hai bên. Đó là, các biện pháp phát huy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và các nước Trung Đông – châu Phi trên tất cả các lĩnh vực.Đồng thời, Hội nghị tìm hướng mới, thực chất, hiệu quả để biến sự tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị truyền thống thành kết quả hợp tác cụ thể. Cùng với đó, các bên chú trọng hợp tác kinh tế, xác định kinh tế là đòn bẩy trong quan hệ chính trị.
Phó Thủ tướng đề nghị các vị đại sứ, đại biện cùng trao đổi kỹ với các đối tác Việt Nam, đặc biệt là đại diện các doanh nghiệp xác định những lĩnh vực nhiều tiềm năng, có tính khả thi cao để thúc đẩy hợp tác. Với Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng đó là nông, thủy sản, điện tử, cơ khí nông cụ, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ, sản xuất chế biến nông sản.Ngoài ra, Việt Nam cũng sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nghề, liên kết tìm giải pháp số, phục vụ phát triển nông nghiệp. Việt Nam cũng có thế mạnh trong công nghệ thông tin và truyền thông, cung cấp nguồn nhân lực trẻ có trình độ.
Về phía các nước Trung Đông –châu Phi, Phó Thủ tướng cho rằng các nước khu vực này có những thế mạnh mà Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác. Đó là: vốn đầu tư, năng lượng, hợp tác lao động, hợp tác cung cấp nguyên, nhiên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến,sản xuất nông công nghiệp. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bên cần đổi mới tư duy và phương thức hợp tác để thích ứng với sự phát triển và đòi hỏi của tình hình mới, huy động sự tham gia không chỉ của Nhà nước mà cả khu vực tư nhân, doanh nghiệp, người dân, các đối tác phát triển ngoài khu vực.Cùng với đó, các bên cần rà soát nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác, trong đó có cơ chế phối hợp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, tận dụng các cơ hội, tạo thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh kết nối và phát huy vai trò mạng lưới các đại sứ và cơ quan đại diện Trung Đông - châu Phi trong thúc đẩy và đôn đốc các chương trình, kế hoạch hợp tác. Bên cạnh kênh song phương, hai bên cần tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, phong trào không liên kết, từ đó thúc đẩy kết nối giữa Việt Nam và Liên minh châu Phi, giữa các nước Trung Đông - châu Phi với các tổ chức ở khu vực ASEAN.
Tin tưởng Hội nghị là diễn đàn thảo luận thực chất về các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế và hợp tác chuyên ngành giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mong muốn các đại biểu tận dụng hiệu quả Hội nghị để cùng tìm ra giải pháp, bước đi mới nhằm đưa quan hệ Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi ngày càng phát triển sâu sắc, thiết thực và hiệu quả trong những năm tới. Các đại biểu dự Phiên hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Hội nghị "Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019" đã cùng nhau thảo luận nhiều nội dung nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế, thương mại trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Trung Đông -châu Phi./.Xem thêm:
>>Khai phá thị trường Trung Đông - châu Phi và những kỳ vọng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019”
11:35' - 09/09/2019
Sáng 9/9, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019”.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Đông – châu Phi: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
19:06' - 08/09/2019
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải xung quanh việc hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Sứ mệnh khó khăn của châu Âu tại Trung Đông
05:30' - 04/07/2019
Tuần báo Al-Ahram của Ai Cập vừa đăng bài bình luận đánh giá về sứ mệnh rất khó khăn của Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột mới tại Trung Đông.
-
Xe & Công nghệ
Cơ hội phát triển thương mại tại khu vực Trung Đông – châu Phi
16:00' - 21/06/2019
Trung Đông – châu Phi là hai khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng mở rộng hợp tác và phát triển thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
12:58'
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm khu vực trung tâm của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ các hạng mục quan trọng cao tốc Bắc - Nam
12:55'
Thời tiết thuận lợi nên các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Phú Yên đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm, đẩy nhanh tiến độ các hạng mục quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Tâm thế bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới
12:54'
Các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng bài viết của Tổng Bí thư sẽ là động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vững tâm thế để bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới.