Đưa sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra luôn ở mức cao, đặc biệt dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả lợn… đã và đang xảy ra tại nhiều địa phương trong nước. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu của hội nhập thì việc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi bằng việc mở rộng xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh là càng trở nên cấp thiết.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, muốn hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì yêu cầu là phải xây dựng được xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Do đó, phải tập trung xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, từng bước tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Chăn nuôi là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai với gần 62%. Đến nay, tỉnh có 7 vùng an toàn dịch và xây dựng 84 trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tỉnh Đồng Nai xác định chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín. Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của cơ sở chăn nuôi, kê khai chăn nuôi, giám sát chủ động và kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng chống dịch tại địa bàn, nhất là các địa bàn có ổ dịch cũ, tỉnh Đồng Nai sẽ đẩy mạnh xã hội hóa tiêm phòng, xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Hà Nội cũng là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng tốp đầu của cả nước và có tốc độ phát triển tăng trưởng tốt. Đặc biệt những năm qua Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đang mang lại hiệu quả rõ nét cả về số lượng, chất lượng. Bên cạnh đó, hiện tại các trang trại quy mô lớn có xu hướng tăng nhanh và đang giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ với 110 trang trại quy mô lớn; 1.609 trang trại quy mô vừa; 5.809 trang trại quy mô nhỏ; 195.539 hộ chăn nuôi. Hà Nội đến nay có 37 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh; trong đó có 4 cơ sở chăn nuôi bò; 20 cơ sở chăn nuôi lợn, 13 cơ sở chăn nuôi gia cầm. Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, bên cạnh chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao, Hà Nội lại có nhu cầu lượng thực phẩm cao nên việc vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật ra vào thành phố rất lớn và khó kiểm soát. Hà Nội có trên 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhưng mới có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 57 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, còn lại phần lớn là giết mổ thủ công rất khó khăn trong quản lý và đảm bảo an toàn dịch bệnh. Từng bước quản lý chăn nuôi, giết mổ, Hà Nội đang tập trung xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, đảm bảo các sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát. Thành phố xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt chế biến sâu các sản phẩm từ động vật để vừa đảm bảo quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.Hướng tới trở thành trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tiên tiến và hiện đại của cả nước và khu vực Đông Nam Á, tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng ít nhất 7 vùng cấp huyện; đến năm 2030 ít nhất 10 vùng cấp huyện. Tỉnh sẽ hoàn thiện ít nhất 2 nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm và đưa sản phẩm chế biến xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đến năm 2045, hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính của tỉnh, bao gồm thịt, trứng sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp; trong đó khoảng 30% được chế biến sâu. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết, kế hoạch này nhằm mục đích phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển các chuỗi giá trị; nâng cao giá trị gia tăng; bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, tỉnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Theo Cục Thú y, đến nay, cả nước có 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với nhiều loại bệnh; trong đó 1.462 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 2.039 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 204 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác. Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Cục đang hoàn thiện dự thảo dự án “Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người”. Dự án sẽ hướng tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên gia cầm với các bệnh như cúm gia cầm và Newcastle; trên gia súc với các bệnh như: lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi. Mục tiêu đến năm 2025, sẽ xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle tại 9 huyện thuộc: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh thiết lập vùng đệm cho 23 huyện để từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn của OIE. Đối với vùng chăn nuôi gia súc, đến năm 2025, xây dựng vùng an toàn với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi của 7 huyện ở các tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Đồng thời, thiết lập vùng đệm cho 18 huyện ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các huyện này cần xây dựng để đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn của OIE./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Người chăn nuôi lợn tại Trung Quốc lại gặp khó khăn
11:05' - 13/02/2022
Giá bã đậu tương tại Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục trong tuần này, do lo ngại sản lượng đậu tương tại Nam Mỹ bị ảnh hưởng của hạn hán và nguồn cung tại các thị trường trong nước bị thắt chặt.
-
DN cần biết
Bốn xu hướng phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi trong năm 2022
17:29' - 03/02/2022
Nguyên liệu, phụ gia thức ăn chăn nuôi có thể đóng góp hiệu quả vào việc giảm phát thải khí mê-tan và khí thải carbon.
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Thuận dự kiến đầu tư hơn 740 tỷ đồng phát triển ngành chăn nuôi
11:41' - 25/01/2022
Tỉnh Ninh Thuận tập trung phát triển các loại vật nuôi có lợi thế so với các địa phương theo hướng an toàn, hiệu quả để tăng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
20:53' - 07/04/2025
Vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần.
-
Hàng hoá
Lo ngại suy thoái đẩy giá dầu tiếp tục lao dốc
17:53' - 07/04/2025
Dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm tinh chế được miễn trừ khỏi các mức thuế mới của ông Trump, nhưng các chính sách này có thể gây ra lạm phát.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu
11:23' - 07/04/2025
Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
21:18' - 06/04/2025
Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32' - 06/04/2025
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ
10:56' - 06/04/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ và cũng với đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trung bình trong năm nay
06:30' - 05/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu thô trung bình năm nay. Theo đó, giá dầu Brent giảm 5,5% xuống còn 69 USD/thùng và giá dầu WTI (dầu ngọt nhẹ Mỹ) giảm 4,3% xuống còn 66 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Thuế quan của Mỹ: Viễn cảnh iPhone giá 2.300 USD không còn xa
18:40' - 04/04/2025
Dựa trên dự báo từ Rosenblatt Securities, một chiếc iPhone cao cấp có thể có giá gần 2.300 USD nếu Apple chuyển các chi phí sang người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu
16:03' - 04/04/2025
Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay.