Đức nhận 2,25 tỷ euro đầu tiên của EC để phục hồi kinh tế sau COVID-19
Ngày 26/8, Đức đã nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên trong tổng số trên 25 tỷ euro (29,4 tỷ USD) từ Quỹ tái thiết châu Âu nhằm hỗ trợ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sớm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với Quỹ tái thiết trị giá khoảng 750 tỷ euro, Uỷ ban châu Âu (EC) muốn hỗ trợ các nước thành viên sớm phục hồi nền kinh tế và đi trên đôi chân của chính mình sau đại dịch.Khoản hỗ trợ đầu tiên trị giá 2,25 tỷ euro, tương đương 9% trong tổng số 25,6 tỷ euro mà Đức sẽ nhận được, đã được chuyển cho nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Theo kế hoạch, Đức sẽ sử dụng phần lớn số tiền nhận được từ Quỹ tái thiết để phát triển công nghệ hydro thân thiện với môi trường, các dịch vụ công kỹ thuật số cũng như hiện đại hoá và số hoá các bệnh viện.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng, cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy vấn đề y tế, môi trường và kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Do vậy, Quỹ tái thiết sẽ hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Hồi cuối tháng Sáu vừa qua, EC đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch tái thiết của Đức thông qua gói cứu trợ chung. Đức có thể sử dụng số tiền này để chi cho các kế hoạch đã định, trong đó phần lớn được dành cho các dự án bảo vệ khí hậu và chuyển đổi số. EC cho rằng kế hoạch chi tiêu của Đức là phù hợp, trong đó Berlin đã đặt cam kết vượt mục tiêu chi 37% cho chống biển đổi khí hậu.Con số thực chi của Đức cho các dự án chống biến đổi khí hậu lên tới ít nhất 42%, trong đó 2,5 tỷ euro sẽ được dành cho thúc đẩy cải tạo nhà ở và 2,5 tỷ euro để khuyến khích mua ô tô điện (hỗ trợ người dân mua trên 800.000 xe ô tô thân thiện với môi trường).
Đối với kế hoạch chuyển đổi số, Đức không chỉ chi 20% số tiền theo yêu cầu của EC mà nâng lên mức 52% cho lĩnh vực này, chủ yếu để thúc đẩy số hoá trong lĩnh vực hành chính, y tế và giáo dục.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết kế hoạch chi tiêu của Đức bao hàm các yếu tố cần thiết giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19 và tăng cường khả năng chống chịu trong tương lai thông qua số hóa và bảo vệ khí hậu. Kế hoạch của Đức được cho sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng đáng kể ở nước này trong những năm tới.
Tháng 7/2020, lãnh đạo các nước EU đã nhất trí về quỹ cứu trợ 750 tỷ euro nhằm chống lại những hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế nội khối. EC đại diện cho các nước thành viên nhận các khoản nợ chung chưa từng có để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên.Gói cứu trợ, sẽ giúp nền kinh tế châu Âu phục hồi sau đại dịch cũng như hiện đại hoá nền kinh tế, được huy động trên thị trường vốn và được các quốc gia EU hoàn trả cho tới năm 2058.
Tuy nhiên, để nhận được tiền cứu trợ, các nước EU phải trình kế hoạch chi tiêu quốc gia đáp ứng các tiêu chí nhất định, chẳng hạn phải chi ít nhất 37% cho bảo vệ khí hậu và 20% cho số hóa.
Trong đợt giải ngân đầu tiên, Đức có thể nhận được 13% tổng số tiền mà nước này được phân bổ. Tuy nhiên, nền kinh tế hàng đầu châu Âu đề nghị chỉ nhận trước gần 9% như trên. /.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone: Hoạt động kinh doanh tăng trưởng ở mức gần cao nhất trong 15 năm
21:21' - 23/08/2021
Hoạt động kinh doanh của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang tăng trưởng ở mức gần cao nhất trong 15 năm qua bất chấp mức tăng trưởng giảm nhẹ trong tháng do áp lực về nguồn cung.
-
Kinh tế Thế giới
Đức tiêu tốn hàng tỷ euro để tái thiết đường sá sau thảm họa mưa lũ
09:35' - 20/07/2021
Chi phí tái thiết khu vực bị mưa lũ vừa qua ở các vùng Tây Đức sẽ lên tới hàng tỷ euro, trong đó riêng chi phí để xây dựng lại hệ thống đường sắt và đường bộ đã tiêu tốn khoảng 2 tỷ euro.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đồng bitcoin rời khỏi mức cao kỷ lục
10:51'
Đồng bitcoin giảm từ mức cao kỷ lục trong bối cảnh thị trường tiền điện tử biến động mạnh sau lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 47 của Mỹ, ông Donald Trump.
-
Tài chính
IMF thỏa thuận với Argentina về đàm phán tín dụng
08:23'
Theo bà Georgieva, IMF sẽ nhanh chóng xây dựng một chương trình tín dụng mới để tiếp thêm động lực cho Argentina phát triển và đây là thời điểm rất thuận lợi.
-
Tài chính
Bitcoin vọt lên mức cao nhất mọi thời đại
16:54' - 20/01/2025
Giá đồng bitcoin đã đạt đỉnh 109.241 USD trước khi điều chỉnh về mức 107.765 USD vào lúc 7 giờ 40 GMT (tức 14 giờ 40 ngày 20/1 theo giờ Việt Nam).
-
Tài chính
Đồng memecoin bùng nổ khi ông Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng
07:00' - 20/01/2025
Giá trị thị trường của đồng tiền điện tử memecoin với tên gọi $Trump đã tăng vọt lên khoảng 5,6 tỷ USD tính tới ngày 18/1 (giờ địa phương).
-
Tài chính
Hải quan áp dụng thuế môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn
18:53' - 19/01/2025
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường theo đúng Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 ngày 24/12/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Tài chính
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ra mắt meme coin mới - Giá trị vốn hóa thị trường tăng vọt
12:03' - 19/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa ra mắt đồng tiền kỹ thuật số riêng mang tên $TRUMP, tạo nên “cơn sốt” mua vào giúp vốn hóa thị trường của đồng tiền này tăng lên vài tỷ USD ngay trong ngày 18/1.
-
Tài chính
Thị trường trái phiếu toàn cầu biến động mạnh
08:59' - 19/01/2025
The tờ Economist, lợi suất trái phiếu chính phủ đang tăng nhanh khắp thế giới. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức gần 5%.
-
Tài chính
Các chủ nhà Mỹ chật vật tìm bảo hiểm
08:40' - 18/01/2025
Theo một báo cáo do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 16/1, những chủ nhà sống ở các khu vực có rủi ro liên quan đến khí hậu cao nhất tại Mỹ đang ngày càng khó tiếp cận với bảo hiểm.
-
Tài chính
Chuyên gia kinh tế đề xuất 5 chiến lược trước thách thức về thuế
10:11' - 17/01/2025
Sự gia tăng các chính sách bảo hộ quốc gia và tranh chấp thương mại đã làm tăng đáng kể thuế quan và rào cản thương mại trên quy mô toàn cầu.