Đừng để mất hình ảnh ngành chăn nuôi
Thực trạng nhắm mắt chạy theo lợi nhuận của các hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà quản lý. Việc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi chân chính. Nghiêm trọng hơn, hình ảnh ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập rất có thể bị đánh mất bất cứ lúc nào nếu không giải quyết triệt để vấn đề này.
* "Con sâu làm rầu nồi canh"
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc các hộ chăn nuôi chỉ vì lợi nhuận mà sử dụng chất cấm làm ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi chân chính. Đây chỉ là tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh ngành chăn nuôi Việt Nam. Nguy hiểm hơn, nếu người tiêu dùng quay lưng lại với các sản phẩm chăn nuôi thì chính người chăn nuôi chân chính cũng không còn thị trường.
Bên cạnh đó, việc sử dụng chất cấm còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng. Từ đó, các sản phẩm nhập ngoại sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nếu không có các giải pháp kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm; trong đó có việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Ông Dương cho rằng, thực tế hiện nay trong sản xuất chăn nuôi chúng ta đã có rất nhiều các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi khép kín từ chuồng trại tới cửa hàng và bếp ăn đảm bảo cung cấp thịt, sữa, trứng chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
Điển hình như chuỗi thịt lợn, thịt và trứng gia cầm của Công ty cổ phần CP, Tập đoàn DABACO, Visan, Masan...; các chuỗi về sữa của TH milk, Mộc Châu, Vinamilk... và đặc biệt là của các trang trại và hộ nông dân chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi (VietGAP).
Đến nay, cả nước có hơn 100 trang trại chăn nuôi lớn và khoảng 9.037 hộ chăn nuôi đã được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất ra những sản phẩm chăn nuôi an toàn phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
* Cơ bản kiểm soát tình hình
Ông Vũ Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau một thời gian triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến nay đã cơ bản được kiểm soát.
Thời điểm hiện tại, các hành vi sử dụng chất Salbutamol trong chăn nuôi lợn đang thuyên giảm và có hướng đẩy lùi. Trên thị trường hiện tại không còn hiện tượng bầy bán công khai các sản phẩm quảng cáo là “siêu tăng trọng, bông đùi, nở vai” có chứa Salbutamol.Các chủ hộ chăn nuôi, các trang trại và gia trại đều được tuyên truyền và biết về tác hại của chất cấm nên cũng có động thái bài trừ các chất này. Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý rất chặt nguồn nhập khẩu và cung cấp Salbutamol nên việc đưa sang chăn nuôi sử dụng sai mục đích đã bị triệt tiêu.
Bên cạnh đó, hầu hết các nhà máy sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không còn sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn chăn nuôi. Ở các tỉnh Phía Bắc từ sau Tết âm lịch qua kiểm tra chưa phát hiện được trang trại, lò mổ sử dụng chất cấm. Đối với các tỉnh phía Nam, vẫn phát hiện heo có tồn dư chất cấm nhưng với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thời gian trước. Theo báo cáo của Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh, trong tháng 3, cũng chỉ phát hiện được 1,5% số mẫu nước tiểu nhiễm chất cấm. Rõ ràng, vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã được kiểm soát tốt.Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, mặc dù tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã được kiểm soát ở mức độ an toàn, nhưng chưa bền vững. Nếu không duy trì việc kiểm soát quyết liệt và thường xuyên như hiện nay thì việc sử dụng chất cấm có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Bởi chất cấm trong chăn nuôi không chỉ có chất Salbutamol và Vàng O mà còn có nhiều chất khác nữa.
Mặt khác, số lượng người tham gia chăn nuôi của nước ta còn rất nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và không phải hộ nào cũng đủ điều kiện để thực hiện theo quy trình chăn nuôi an toàn.
* Giải pháp lâu dài
Ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, một trong những giải pháp đột phá trong thời gian tới chính là việc Bộ Luật hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2016; trong đó, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý rất nặng. Điều này, giúp ngăn chặn và răn đe đối với cá nhân cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền cho thấy tác hại của chất cấm trong chăn nuôi. Làm sao để tạo ra thói quen cho người chăn nuôi có chất cấm nhưng vẫn không sử dụng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng phải biết tự bảo vệ mình, tẩy chay các sản phẩm không an toàn.
Hiện, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các địa phương yêu cầu các chủ trang trại chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc đồng hành cùng nhà nước, cam kết không sử dụng chất cấm.
Ngoài ra, các địa phương cần duy trì hoạt động kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi ở tất cả các khâu từ sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm; trong đó tập trung kiểm tra trọng tâm ở các sơ sở chăn nuôi trong giai đoạn vỗ béo, cơ sở giết mổ lợn, bò, gia cầm trong các chợ.
Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý cho công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra chất cấm, đảm bảo tính răn đe. Bên cạnh đó, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh với chất cấm; phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương hiệu quả. Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, công bố những tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo tính răn đe./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
An toàn thực phẩm: Cơ bản kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi
14:24' - 25/04/2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau một thời gian triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến nay đã cơ bản được kiểm soát.
-
Kinh tế Việt Nam
Không phát hiện chất cấm trong chăn nuôi tại Lễ Hội Chùa Hương
16:45' - 24/04/2016
Trưởng đoàn kiểm tra giám sát kiểm dịch, vệ sinh thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ Lễ hội chùa Hương 2016 cho biết, không phát hiện sản phẩm nào ở các cơ sở giết mổ bị nhiễm chất cấm.
-
Kinh tế tổng hợp
An toàn vệ sinh thực phẩm: Xử lý vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
18:21' - 21/04/2016
Trại chăn nuôi lợn Nguyễn Ngọc Lực, ấp Tân Ninh, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) bị xử phạt tiêu hủy đàn lợn 11 con do có kết quả kiểm nghiệm nhiễm chất cấm salbutamol (chất tạo nạc).
-
Kinh tế Việt Nam
Vận động 100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm
21:16' - 20/04/2016
Chương trình vận động sẽ kéo dài từ 20/4/2016 đến 31/12/2016 trên toàn quốc với các hoạt động chính bao gồm vận động 100.000 hộ chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm
-
Kinh tế tổng hợp
Xử lý hình sự nếu buôn bán, sử dụng chất cấm và kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi
10:33' - 20/04/2016
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo quyết liệt về xử lý dứt điểm việc buôn bán, sử dụng chất kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.