Đường thủy và đường biển sẽ là mục tiêu ưu tiên phát triển
Năm 2017, chứng kiến ngành giao thông vận tải có nhiều thay đổi; trong đó có sự thay đổi về người đứng đầu Bộ. BNEWS đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể về kế hoạch phát triển của ngành giao thông vận tải trong năm 2018.
BNEWS: Năm 2018, ngành giao thông vận tải sẽ gặp những khó khăn, thách thức nào trong quá trình thực hiện những mục tiêu kế hoạch phát triển, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Khó khăn lớn nhất của ngành giao thông vận tải hiện nay là thiếu vốn trầm trọng. Trong khi đó nhu cầu vốn để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các khu cụm công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương là rất lớn. Do nguồn vốn khó khăn, nên trong năm 2018 ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển hạ tầng rất ít. Về vấn đề tiếp cận nguồn vốn ODA, trước đây chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn do được ưu đãi về mức lãi suất thấp. Nhưng hiện nay, chúng ta phải vay những nguồn vốn ODA có mức lãi suất cao nên xét về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này sẽ thấp. Đặc biệt, lý do quan trọng hơn đó là nợ công của Việt Nam cũng đang ở mức báo động, gần kịch trần cho phép.Do đó, việc vay các nguồn vốn nước ngoài cũng rất khó khăn. Bởi nếu tiếp tục vay nguồn vốn nước ngoài để đầu tư cho hạ tầng giao thông sẽ làm cho nợ công tăng vượt trần, đây là điều Quốc hội không cho phép. Vì vậy, càng làm cho nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông càng khó khăn.
Đối với nguồn vốn xã hội hóa, trong thời gian vừa qua chúng ta đã huy động một số nguồn lực tương đối tốt khoảng hơn 200.000 tỷ đồng để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó có nhiều dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Tuy nhiên theo các quy định của ngành ngân hàng thì mức trần cho vay trung hạn của các ngân hàng thương mại đã hết hạn mức.Hiện nay ngân hàng muốn cho vay thêm để đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông cũng không được phép vì sẽ ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tín dụng. Do vậy, việc huy động nguồn vốn xã hội, nguồn vốn ngân hàng cho đầu tư BOT giao thông không còn khả quan.
BNEWS: Trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn như Bộ trưởng đã chia sẻ, vậy hướng đi nào để giải quyết tình trạng này thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn như phân tích ở trên, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu đi theo hướng linh hoạt hơn. Cụ thể, bên cạnh việc tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải cũng tiếp tục xem xét một số công trình hạ tầng giao thông có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao để đề xuất được vay ODA đầu tư. Bên cạnh đó, một số tuyến lưu lượng lớn như đường cao tốc được xây dựng song hành với đường quốc lộ để người dân có quyền lựa chọn sẽ được kêu gọi xã hội hóa đầu tư theo hình thức BOT. Mặc dù việc kêu gọi này tôi cho rằng sẽ gặp nhiều khó khăn không được thuận lợi như thời gian vừa qua Mấu chốt vấn đề của ngành giao thông vận tải hiện nay vẫn là thiếu vốn, vì vậy Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành những cơ chế chính sách đặc biệt để tạo ra những đột phá cho ngành giao thông. Có nghĩa là chính sách này hướng tới sự khuyến khích cho người dân, doanh nghiệp cùng tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. BNEWS: Cụ thể, những cơ chế, chính sách này như thế nào thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tôi lấy ví dụ như hệ thống đường thủy nội địa hiện nay xét về tổng thể rất thuận lợi cho phát triển vận tải. Tuy nhiên, thời gian vừa qua thị phần của ngành này chưa đáp ứng được như kỳ vọng nếu so với tiềm năng sông ngòi dày đặc của nước ta. Thậm chí, có những giai đoạn ngành này còn bị giảm sút nghiêm trọng.Việc vận tải đường thủy phát triển kém, tôi cho rằng cũng có nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên nhân chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Do vậy, để phát triển đường thủy nội địa xứng tầm với tiềm năng của ngành này, Bộ Giao thông Vận tải định hướng sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành những cơ chế đặc biệt như: đề xuất một gói tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp vận tải thủy có vốn để đầu tư trang, thiết bị, phương tiện thủy.
Khi mua được phương tiện, các doanh nghiệp này sẽ phải tự vận động để làm thế nào đưa được hàng xuống tàu. Khi đó, tức khắc sẽ có nhiều động lực và cơ hội cho ngành đường thủy phát triển.
Tôi cho rằng cái được lớn nhất khi vận tải đường thủy phát triển là sẽ góp phần giảm được áp lực vận tải cho đường bộ.
Vấn đề thứ hai cũng được đánh giá sẽ là động lực của ngành vận tải thủy phát triển đó là cần tạo điều kiện hơn nữa cho việc thành lập mới các doanh nghiệp vận tải thủy. Cùng với đó nhà nước có những cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được các tư liệu sản xuất như mặt bằng, nhà kho, … Song song với đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích thành lập các tập đoàn, tổng công ty lớn về vận tải thủy, vận tải biển. Bởi hiện nay các doanh nghiệp vận tải thủy vẫn còn nhỏ lẻ, tiềm lực yếu kéo theo sức cạnh tranh cũng không cao. Khi thành lập các tập đoàn, các doanh nghiệp nhỏ lẻ này có thể trở thành thành viên của Tập đoàn. Chúng ta có thể tưởng tượng một tập đoàn vận tải thủy có vài nghìn phương tiện thì sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh rõ rằng sẽ tốt hơn là các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Lợi thế của các tập đoàn vận tải thủy là có thể cân bằng được các hoạt động kinh doanh, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cảng, bến thủy. Bởi theo khảo sát của Bộ Giao thông Vận tải hiện nay nhiều địa phương chưa có được các bến thủy và cảng tiếp nhận hàng hóa, đặc biệt là giao thông kết nối để hàng hóa xuống các cảng, bến thủy còn nhiều hạn chế. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư bến, bãi, cảng thủy và đường giao thông kết nối. Nếu có nhiều bến cảng thì sẽ có nhiều cơ hội cho việc phát triển vận tải thủy. Nói tóm lại, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang đề xuất những cơ chế chính sách để làm sao phát triển được vận tải thủy, vận tải ven biển. Hiện nay, vận tải ven biển qua mấy năm hoạt động đã có khoảng 1.500 phương tiện, tuy nhiên quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải muốn đẩy mạnh số phương tiện phục vụ vận tải ven biển lên con số 5.000 – 6.000 phương tiện. Khi số lượng phương tiện này tăng thì sẽ vận chuyển container dọc theo ven biển, qua đó sẽ góp phần không nhỏ để giảm áp lực cho đường bộ. Cơ chế cũng giống như đường thủy là sẽ phải có chính sách khuyến khích tư nhân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để mua phương tiện và kinh doanh hiệu quả từ đó trả vốn và lãi cho ngân hàng. BNEWS: Xin cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An hút vốn để sớm hoàn thành các dự án giao thông quan trọng
10:26' - 17/01/2018
Hiện nay tại Nghệ An, nhu cầu đầu tư nâng cấp, xây mới các tuyến đường là rất cần thiết, có những tuyến đường đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng kéo dài nhiều năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng các lõi nút giao thông kết nối trung tâm đồng bằng sông Mê Kông
21:03' - 16/01/2018
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc giải phóng mặt bằng các lõi nút giao thuộc dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh tạm ngưng và rà soát hai dự án BOT giao thông
11:44' - 16/01/2018
Quan điểm của thành phố là các dự án BOT phải đúng luật, công khai, đặt đúng vị trí, thu đúng đối tượng với mức giá phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải bàn giải pháp với tỉnh Hà Tĩnh về các công trình trọng điểm
13:18' - 12/01/2018
Ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ông Nguyễn Văn Thể cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh và kiểm tra một số tuyến đường, công trình giao thông trọng điểm tại Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn giao thông tại các Trạm BOT
21:51' - 11/01/2018
Tại nhiều Trạm thu phí BOT đã xảy ra hiện tượng lái xe dùng tiền lẻ để trả tiền mua vé, dừng xe ngay trước barrie của Trạm thu phí, gây ùn tắc giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21'
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27' - 07/07/2025
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.