EU định hướng cho sự ổn định và phát triển bền vững năm 2025
Báo cáo này được xem là đường hướng phát triển, nhằm giải quyết các thách thức kinh tế và xã hội hiện tại, đồng thời định hình chính sách cho sự ổn định và tăng trưởng bền vững của châu Âu trong năm 2025.
Chu kỳ kinh tế của EU là công cụ then chốt để xác định các thách thức và đưa ra định hướng chính sách cho các quốc gia thành viên. Báo cáo năm nay tập trung vào 3 nội dung chính: khuyến nghị chính sách kinh tế, đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và phân tích thị trường lao động. Những phân tích này không chỉ nâng cao chất lượng đánh giá mà còn thúc đẩy đối thoại giữa EC, các quốc gia thành viên và các bên liên quan về các hành động thiết thực. Báo cáo Kinh tế mùa Xuân tiếp theo sẽ cung cấp các khuyến nghị chi tiết cho từng quốc gia, dựa trên những vấn đề nổi bật được xác định trong báo cáo quốc gia.
EC nhấn mạnh sự phối hợp hành động ở cả cấp quốc gia và khu vực là yếu tố then chốt cho hoạt động hiệu quả của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Một số định hướng chính sách quan trọng được đề ra bao gồm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu; cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách giảm gánh nặng hành chính và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư chiến lược, tập trung vào các dự án chuyển đổi xanh, số hóa, quốc phòng và phát triển bền vững; nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, giúp họ thích nghi với nhu cầu kinh tế mới và tăng tỷ lệ tham gia thị trường lao động; và tuân thủ khuôn khổ ngân sách mới nhằm bảo vệ tính bền vững của nợ công và tăng cường giám sát rủi ro tài chính.
Báo cáo Cơ chế cảnh báo (RMA) tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc nhận diện và đánh giá rủi ro mất cân bằng kinh tế vĩ mô. Năm 2025, EC sẽ tập trung vào 9 quốc gia có mức độ mất cân bằng nghiêm trọng, bao gồm Đức, Hy Lạp, Hungary, Hà Lan, Italy, Romania, Slovakia, Thụy Điển và CH Cyprus. Đáng chú ý, Estonia đã được thêm vào danh sách các quốc gia cần đánh giá sâu hơn do lo ngại về áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán và nguy cơ “bong bóng bất động sản”.
EC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại với Nghị viện châu Âu, các đối tác trong xã hội và các bên liên quan khác để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả. Đối thoại này sẽ giúp định hình các bước tiếp theo trong chu kỳ kinh tế và đảm bảo sự đồng thuận cao giữa các quốc gia thành viên.
Báo cáo không chỉ gồm các giải pháp cấp bách đối phó với khó khăn hiện tại mà còn là bước đi chiến lược để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững và hội nhập. Với các chính sách cụ thể và sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên, EU đang tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển chung. Báo cáo Kinh tế mùa Thu cung cấp nền tảng vững chắc để EU đối mặt với thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển bền vững cho toàn khu vực.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ECB để ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất
20:56' - 16/12/2024
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde ngày 16/12 cho biết các nhà hoạch định chính sách Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.
-
Ngân hàng
ECB có khả năng tiếp tục hạ lãi suất hơn nữa trong năm 2025
20:26' - 13/12/2024
Ông Francois Villeroy de Galhau, nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), là Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp cho biết, sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất trong năm tới.
-
Ngân hàng
ECB tiếp tục hạ lãi suất xuống 3%
21:32' - 12/12/2024
Kết thúc cuộc họp vào ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất lần thứ tư trong năm nay và để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...