EU thiệt hại mỗi tháng 3,2 tỷ USD do trừng phạt Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) mỗi tháng thiệt hại 3,2 tỷ USD, có nghĩa là đến nay số tiền này đã lên tới hơn 100 tỷ USD, trong khi đó tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD.
Đây là kết luận được đưa ra trong bản báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề tác động tiêu cực của những biện pháp cưỡng bức đơn phương đối với việc thực hiện các quyền của con người, do báo cáo viên Idris Jazairi thực hiện.
Để thực hiện báo cáo trên, trong tháng 8 vừa qua, ông Idris Jazairi đã đến Moskva tiến hành nghiên cứu và gặp đại diện chính phủ, doanh nghiệp, LHQ, nhà ngoại giao…
Từ đó, ông rút ra kết luận: những biện pháp trừng phạt Nga là phản tác dụng, bởi vì quá trình toàn cầu hóa khiến những biện pháp trừng phạt đụng chạm đến cả chính những quốc gia khởi xướng.
Tuy nhiên, ông Idris Jazairi cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt có thể là “nguyên nhân làm giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong giai đoạn 2014 – 2016 trung bình ở mức tối đa 1%”, đồng thời làm số người sống ở mức nghèo đói tăng lên.
Theo ông Idris Jazairi, mặc dù trong bối cảnh bị bao vây trừng phạt và giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, những Chính phủ Nga thực hiện được chính sách kinh tế hiệu quả và thích nghi với thực tế mới.
Điều đáng nói, gói các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga sẽ khiến thiệt hại trở nên trầm trọng hơn.
Theo quy định mới, Chính phủ Mỹ có thể phạt các công ty nước ngoài nếu tham gia vào những dự án liên quan đến đầu tư, bảo trì, sản xuất trang thiết bị cho các đường ống dẫn khí đốt của Nga, trong đó có dự án “Dòng chảy phương Bắc – 2”.
Đứng trước thực tế đáng lo ngại này, giới doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là Đức kêu gọi giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao nỗ lực ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa chế độ trừng phạt chống Nga.
Hơn nữa, Chủ tịch Phòng Thương mại Nga – Đức, ông Matthias Shepp cảnh báo rằng gói biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga không chỉ hạn chế trong phạm vi lĩnh vực năng lượng, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty của Đức hoạt động trong lĩnh vực như công nghệ thông tin, hậu cần, tư vấn, dịch vụ tài chính và triển lãm doanh nghiệp.
Ngày 13/9, Phòng Thương mại Nga – Đức công bố kết quả thăm dò ý kiến các công ty của Đức đang hoạt động tại Nga, cho thấy 97% đại diện doanh nghiệp Đức đánh giá tiêu cực về gói biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ, trong khi đó chỉ 3% số người được hỏi có ý kiến ngược lại.
Mặc dù lo ngại những hậu quả trực tiếp cũng như gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh của mình, song 3/4 số người được hỏi (72%) có kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Nga ở mức như trước đây, trong khi đó, không ít công ty (15%) thậm chí còn lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động và tăng cường đầu tư vào thị trường Nga.
Theo đánh giá của nhiều người được hỏi, các biện pháp trừng phạt Nga thúc đẩy lợi ích của Mỹ.
Họ kêu gọi EU và Chính phủ Đức cần có những biện pháp cần thiể để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp châu Âu nói chung và doanh nghiệp Đức nói riêng./.
Xem thêm:
>>>Chủ tịch EC: Cơn sốc Brexit đã qua, EU đang đón "làn gió thuận"
>>>EU sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.