EVN giảm 86% báo cáo giấy và điện tử hóa các dịch vụ điện
Nhờ quán triệt việc sử dụng văn bản điện tử theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, hướng tới xây dựng văn phòng điện tử, doanh nghiệp số thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi và xử lý công việc qua môi trường mạng, ứng dụng chữ ký số....
Giảm tới 86% báo cáo giấy
Một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính của EVN, đó là từ tháng 4/2018, Tập đoàn đưa vào sử dụng rộng rãi tại cơ quan EVN và các đơn vị thành viên hệ thống phần mềm văn phòng điện tử E-Office, được tích hợp chữ ký số và triển khai văn bản trên máy tính và thiết bị di động.
Ngoại trừ những văn bản tài liệu bắt buộc phải quản lý theo chế độ văn bản mật, hầu hết công văn đến đều được số hóa, chuyển vào hệ thống văn phòng điện tử và giải quyết theo quy trình, tạo thuận lợi cho tìm kiếm, lưu trữ văn bản dưới dạng file điện tử.
Sau hơn một năm triển khai rộng rãi, hệ thống E-Office đã góp phần làm thay đổi thói quen trong xử lý văn bản hành chính của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc.
Các văn bản đi/đến đã được xử lý trên môi trường mạng, từ đó, giảm thời gian lưu chuyển văn bản, công văn giữa các ban EVN cũng như giữa EVN với các đơn vị trực thuộc; đồng thời xóa bỏ các giới hạn về không gian, vị trí địa lý.
Việc giải quyết công văn đi, công văn đến trên hệ thống E-Office cũng đã giúp Tập đoàn tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm và chi phí vận chuyển tài liệu so với trước đây.
Hiện nay, việc lập hồ sơ công việc đã được thực hiện đồng bộ và toàn diện trên môi trường mạng. Tính đến hết năm 2018, Tập đoàn đã giảm được 86% số lượng báo cáo giấy - từ 129 báo cáo giảm xuống chỉ còn 18 báo cáo.
Đặc biệt, từ ngày 01/01/2019, EVN đã đưa vào vận hành phần mềm dùng chung – cổng thông tin EVNPortal để gửi/nhận báo cáo từ các đơn vị với 83 loại báo cáo; trong đó có 48 báo cáo đính kèm file, còn lại là báo cáo bằng cách nhập bảng biểu và các phần mềm dùng chung.
Với tinh thần tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hoá các báo cáo, đến nay chỉ còn 26 báo cáo bằng hình thức đính kèm file thực hiện trên EVNPortal.
Việc cải cách hành chính cũng đã được triển khai rộng khắp đến các đơn vị trực thuộc. Nhiều đơn vị đã có các ý tưởng sáng tạo, phát huy hiệu quả cao.
Điển hình, tại Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC), hiện chỉ còn 137 loại báo cáo; trong đó có đến 82 loại qua cổng Portal. EVNHCMC cũng đã xây dựng được 1.432 lưu đồ giải quyết công việc, đảm bảo sự hiệu quả, chính xác, nhanh chóng.
Hay tại Tổng công ty Điện lực miền Trung đã giảm tối thiểu 20% thời lượng và các cuộc họp không cần thiết; triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, sử dụng chữ ký số...
Điện tử hóa các dịch vụ điện
Không chỉ giảm thiểu số lượng thủ tục trong các giao dịch nội bộ doanh nghiệp, EVN và các đơn vị trực thuộc cũng đặc biệt chú trọng tới cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, giúp thuận tiện hơn cho khách hàng khi tiếp cận các dịch vụ điện năng.
Từ năm 2013 đến nay, EVN đã không ngừng nghiên cứu, sửa đổi các quy trình cung cấp dịch vụ điện theo phương châm 3 dễ: “Dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát” và thực hiện theo “cơ chế một cửa”.
Tháng 12/2018, EVN chính thức cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến tương đương dịch vụ công cấp độ 4 (cấp độ cao nhất trong dịch vụ công trực tuyến). Đến tháng 9/2019, EVN đã cung cấp dịch vụ điện theo phương thức giao dịch điện tử.
Mọi công đoạn đều thực hiện qua môi trường mạng, từ khâu yêu cầu dịch vụ tới ký hợp đồng (theo phương thức nhận mã OTP qua tin nhắn điện thoại, thay vì kí giấy như trước đây).
Người dân không cần phải đến trụ sở điện lực mà chỉ cần truy cập máy vi tính hoặc thiết bị smartphone có kết nối internet.
Toàn bộ hồ sơ giao dịch sẽ được lập dưới dạng điện tử, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin, giám sát các thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa khách hàng và điện lực.
Tính bảo mật trong giao dịch được EVN chú trọng, chỉ có khách hàng mới được quyền truy cập và sử dụng hợp đồng điện tử của mình.
Với dịch vụ điện điện tử, các thủ tục hành chính được giản lược tối đa, đồng thời giảm chi phí, thời gian cho cả khách hàng và ngành điện.Đây cũng là định hướng của EVN trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng thông qua việc ứng dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm: công nghệ thông tin, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử,... tích cực hưởng ứng thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế số và thanh toán không dùng tiền mặt.
Những thay đổi, cải cách của EVN đã được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao. Theo công bố của Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực Asean - nằm trong nhóm ASEAN-4, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế.
Trong đó, về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN. Đây là một nỗ lực rất lớn của EVN trong việc cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục, tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng điện.
Thời gian tới, EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh, tạo đà để EVN phấn đấu xây dựng thành công văn phòng điện tử, tiến tới xây dựng doanh nghiệp số trong tương lai không xa.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN tăng cao nguồn điện chạy dầu để cung ứng điện các tháng cuối năm
16:41' - 13/11/2019
EVN đã tăng huy động nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than và nguồn điện chạy dầu để đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng.
-
Doanh nghiệp
EVN hoàn thành vượt tiến độ nhiều công trình lưới điện
18:00' - 04/11/2019
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn Ninh Thuận, Bình Thuận.
-
Doanh nghiệp
EVN hiện thực hóa mục tiêu thắp sáng mọi miền Tổ quốc
11:51' - 23/10/2019
Điện khí hóa nông thôn của Việt Nam là một kỳ tích. Tỷ lệ tiếp cận điện của Việt Nam đã tăng từ 14% vào năm 1993 lên tới hơn 99% vào năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
SpaceX phóng thành công hàng chục vệ tinh Internet vào quỹ đạo
10:31'
Ngày 21/11, SpaceX - công ty vũ trụ tư nhân của Mỹ thông báo phóng thành công 24 vệ tinh internet Starlink vào quỹ đạo.
-
Chuyển động DN
Hoàn thiện các tiện ích trên dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ khách hàng
17:26' - 21/11/2024
Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước Trà Vinh đã hoàn thiện các tiện ích trên dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ cho người sử dụng.
-
Chuyển động DN
Ford cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu, đối mặt thách thức chuyển đổi sang xe điện
11:22' - 21/11/2024
Ngày 20/11, hãng sản xuất ô tô Mỹ Ford thông báo kế hoạch cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu từ nay đến cuối năm 2027.
-
Chuyển động DN
SLP Park Long Hậu được vinh danh Dự án BĐS Công nghiệp Xuất sắc nhất
21:30' - 19/11/2024
SLP Park Long Hậu vừa được vinh danh Dự án Bất động sản (BĐS) Công nghiệp Xuất sắc nhất (Best Industrial Development) tại Giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru lần thứ 10 diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh.
-
Chuyển động DN
Thêm nguồn cung DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam
19:24' - 19/11/2024
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng cao và chi phí cạnh tranh.
-
Chuyển động DN
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư
18:30' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, các địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án… kịp thời phản ánh, báo cáo trong việc tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện kế hoạch vốn năm
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Boeing thông báo sa thải hàng nghìn nhân viên tại Mỹ
14:10' - 19/11/2024
Ngày 18/11, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã gửi thông báo đợt sa thải đầu tiên trong kế hoạch cắt giảm 10% lực lượng lao động của hãng toàn cầu.
-
Chuyển động DN
Bitcoin: Ván cược lớn của MicroStrategy
13:07' - 19/11/2024
Hiện tại, MicroStrategy là tổ chức nắm giữ bitcoin lớn nhất, với 331.200 bitcoin được mua với tổng giá khoảng 16,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với giá trị hiện tại.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn QuickPark đầu tư nhà máy 30 triệu Euro vào khu công nghiệp Đông Nam Á Long An
11:41' - 19/11/2024
Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức), tại thành phố Cologne (CHLB Đức).