EVN sẽ "số hóa" mọi mặt hoạt động vào năm 2020
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, từ năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ triển khai ứng dụng rộng rãi các công nghệ vào mọi mặt hoạt động của tập đoàn. Đó là khẳng định của ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN tại Hội thảo “EVN với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” diễn ra sáng nay (25/12), tại Hà Nội.
Ông Dương Quang Thành nêu rõ, nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho một cuộc cách mạng mới, ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan bộ ngành, EVN đã bắt tay vào thực hiện tiếp cận công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4. Tới nay, EVN đã hoàn thành và phê duyệt Đề án nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. EVN cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo triển khai Đề án tại EVN và các đơn vị. Ông Thành cho hay, 5 định hướng chung đã đề ra gồm: Thứ nhất, nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ, triệt để và hiệu quả công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm nhưng không giới hạn ở công nghệ IoT (vạn vật kết nối), AI (trí tuệ nhân tạo), Big data (dữ liệu lớn), Cloud computing (điện toán đám mây), Blockchain (công nghệ chuỗi khối),.. vào mọi hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị. Thứ hai, Tập đoàn sẽ xây dựng Điện toán đám mây (Cloud) nội bộ, dịch chuyển hệ thống phần mềm hiện hữu sang vận hành trên nền Cloud nội bộ; dịch chuyển hạ tầng máy chủ, lưu trữ sang công nghệ ảo hóa để tiết kiệm tài nguyên phần cứng và làm nền tảng xây dựng Cloud nội bộ. Thứ ba, EVN thực hiện kết nối trực tuyến, thông suốt các trung tâm dữ liệu nhằm khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các kho thông tin dữ liệu của EVN và các đơn vị. Thứ tư, EVN xây dựng các tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu dùng chung; xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu kết nối. Thứ năm, EVN lựa chọn công nghệ phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện tại của đơn vị để thực hiện; từng bước đánh giá hiệu quả để nhân rộng trong từng khối, đảm bảo khả năng giao tiếp và kết nối với nhau cũng như với ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động khác. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện nay, đơn vị đã xây dựng các dự án thành phần, cũng như giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị triển khai; trong đó, EVN sẽ nghiên cứu sử dụng công nghệ dữ liệu lớn, AI trong dự báo phụ tải hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền và các tổng công ty điện lực; ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động kinh doanh mua bán điện với khách hàng và điện mặt trời áp mái cho các tổng công ty điện lực; hệ thống điều khiển nhà máy điện thông minh; phát triển lưới điện thông minh; xây dựng hệ thống thông tin chăm sóc khách hàng trả lời tự động;...“Đề án này chung cho tập đoàn, còn các đơn vị riêng thuộc tập đoàn sẽ xây dựng đề án con để xử lý công việc của mình. Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu sẽ hoàn thiện toàn bộ đề án, dự án. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, từ năm 2020, EVN sẽ triển khai ứng dụng rộng rãi các công nghệ vào mọi mặt hoạt động của Tập đoàn”, ông Dương Quang Thành nói.
Tại hội thảo, các ý kiến tham luận xoay quanh việc ứng dụng công nghệ tại EVN; triển khai công nghệ điện toán đám mây; ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực truyền tải điện, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống điện, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, triển khai công nghệ tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia và triển khai AGC (Automatic Generation control) phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện… Đại diện Tổng công ty Truyền tải điện cho hay, về ứng dụng công nghệ, hệ thống phần mềm quản trị đã và đang được ứng dụng thống nhất trong toàn Tập đoàn. Riêng trong khối truyền tải điện, cũng đã ứng dụng các công nghệ GIS, drone giám sát (hay UAV - thiết bị tự bay), thu thập số liệu vận hành, sửa chữa điện nóng, vận hành TBA không người trực, điều khiển xa,... Nhiều đơn vị khác như khối phát điện, đã đưa vào các công cụ dự báo thủy văn, dự báo tình trạng thiết bị, điều khiển cụm nhà máy,...Trong khối phân phối là các ứng dụng trả lời tự động, các ứng dụng quản lý lưới phân phối DMS, các ứng dụng quản lý mất điện OMS, hợp đồng mua bán điện số, cung cấp điện trực tuyến,... Trong khối điều độ là các ứng dụng SCADA/EMS/MMS, tự động điều khiển tổ máy AGC, giám sát và bảo vệ diện rộng WAMS,...
Trải qua năm 2018 đầy khó khăn thách thức, Tập đoàn EVN đã nỗ lực đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Chỉ số tiếp cận điện năng đứng thứ 27/190 quốc gia và nền kinh tế, tăng 37 bậc so với năm 2017. Tập đoàn đã cung cấp điện tới 100% đơn vị cấp xã, trên 99% hộ dân, 11/12 huyện đảo. Dịch vụ công trực tuyến về thủ tục cung cấp điện đã đạt cấp độ 4, khách hàng có thể xử lý mọi giao dịch thông qua internet. Nguồn điện đã đạt 48.200 MW công suất đặt, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 23 trên thế giới. Lưới truyền tải và phân phối đã phủ khắp Việt Nam với hơn 45.000 km đường dây, riêng lưới điện từ cấp điện áp 220kV - 500kV, Việt Nam đang đứng số 1 Đông Nam Á về quy mô. Trước đó, từ năm 2017, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, đồng thời đề xuất với Bộ Công Thương 6 sản phẩm ưu tiên phát triển trong cuộc CMCN 4.0. Nội dung Đề án đã đưa ra mục tiêu xây dựng Tập đoàn trở thành Tập đoàn hàng đầu trong khu vực, phát triển bền vững, hiệu quả, ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của cuộc CMCN 4.0 cho mọi hoạt động từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh - dịch vụ khách hàng, vận hành hệ thống điện và thị trường điện./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVN phát động Hiến máu cứu người lần thứ IV
11:42' - 25/12/2018
Đây là năm thứ tư EVN phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với sự tham gia của hàng vạn cán bộ nhân viên và người lao động trong ngành điện.
-
Chuyển động DN
EVN cam kết giám sát môi trường dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch
12:56' - 21/12/2018
Ngày 21/12 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức giới thiệu công nghệ nhà máy nhiệt điện than và môi trường Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN công bố cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4
11:24' - 21/12/2018
EVN đã công bố ”Cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4”, nhằm đáp ứng mọi dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng từ khâu đăng ký, nhận kết quả đến thanh toán thông qua trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.