Fed sẽ lựa chọn ổn định tài chính hay hạ nhiệt lạm phát?
Các nhà đầu tư dự đoán có 60% khả năng Fed (tức ngân hàng trung ương Mỹ) sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào cuộc họp chính sách hai ngày 21-22/3, với 40% còn lại dự đoán Ngân hàng trung ương này sẽ đóng băng lãi suất chủ chốt. Một số giám đốc điều hành ngân hàng đã lên tiếng kêu gọi Fed ưu tiên ổn định thị trường tài chính trước.
Ngân hàng trung ương Mỹ từ chối bình luận về vấn đề này. Các quan chức Fed không được đưa ra bất kỳ phát biểu về chính sách tiền tệ hay triển vọng kinh tế nào trước cuộc họp.
Năm ngoái, Fed đã tăng lãi suất với tốc độ chưa từng thấy kể từ những năm 1980 nhằm đẩy lùi lạm phát. Tương tự như ở bên kia bờ Đại Tây Dương, ngày 16/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm.
Lãi suất tăng nhanh sau nhiều năm “tiền rẻ” đã khiến các thị trường và ngành công nghiệp toàn cầu lao đao. Ở Mỹ, hai ngân hàng đã tuyên bố phá sản trong khi nhiều ngân hàng khác cũng đang chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, ngân hàng lớn thứ 2 Thuỵ Sỹ Credit Suisse đang nỗ lực đạt được thỏa thuận giải cứu.
Sự xáo trộn trong lĩnh vực ngân hàng làm chao đảo các thị trường, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh trong tuần qua, với một số nhà đầu tư phàn nàn rằng sự dao động giá lớn đã khiến việc giao dịch trở nên khó khăn hơn.
Bob Schwartz, chuyên gia cấp cao tại công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics, nhận định rằng các vấn đề của ngân hàng chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách. Đây không phải là vấn đề mang tính hệ thống mà là vấn đề thanh khoản, và Fed có thể giải quyết bằng các cơ chế cho vay của mình.
James Tabacchi, Tổng giám đốc của công ty môi giới South Street Securities, cho rằng Fed nên chờ khoảng một tháng để thị trường ổn định lại. Ông dự đoán Fed cuối cùng sẽ tăng lãi suất lên trên 6%. Lãi suất hiện tại của Fed là 4,5-4,75%.
Theo ông Orszag, người từng là Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, miễn là kỳ vọng lạm phát dài hạn không bị ảnh hưởng như trường hợp hiện nay, thì Fed vẫn còn thời gian. Tăng lãi suất quá nhanh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, ví dụ rõ nhất là cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay.
Nhiều yếu tố chỉ ra tác động kéo dài của đại dịch đối với lạm phát, chẳng hạn như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế nhu cầu đi lại và giải trí. Trong một bài viết, ông Orszag và đồng tác giả Robin Brooks - nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế, ước tính rằng các tác động trễ liên quan đến thời gian giao hàng có thể góp phần lớn khiến Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi - không bao gồm năng lượng và thực phẩm vốn dễ dao động - tăng cao trong quý IV/2022. Sự gián đoạn sẽ được hóa giải theo thời gian và giúp giảm lạm phát trong năm nay.
Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý tài sản Apollo Global Management, nhận định rằng sự hỗn loạn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng đã khiến các điều kiện tài chính trở nên thắt chặt hơn và làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Các chiến lược gia của quỹ đầu tư BlackRock lập luận rằng những thay đổi trong tuần qua cho thấy phản ứng của thị trường trước những nguy cơ mà lãi suất cao gây ra. Cái giá của việc đánh đổi giữa chống lạm phát và bảo vệ hoạt động kinh tế-ổn định tài chính hiện đã rõ ràng.
Tuy vậy, một số nhà quan sát lập luận rằng việc “đóng băng” lãi suất kéo dài có thể gây nguy cơ giá tiêu dùng tăng trở lại. Dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ cho thấy cuộc chiến lạm phát vẫn chưa chấm dứt. Giá tiêu dùng trong tháng 2/2023 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, gần gấp ba lần mục tiêu của Fed. /.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed có khả năng nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần tới
09:32' - 17/03/2023
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự đoán sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát với mức tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hỗn loạn tài chính có khiến Fed "chùn bước"?
05:30' - 16/03/2023
Chiến lược chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đối mặt với nhiều câu hỏi sau sự sụp đổ gây chấn động của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và ngân hàng Signature Bank.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Mỹ xem xét mở rộng cơ sở cho vay khẩn cấp cho các ngân hàng
09:12'
Các ngân hàng Mỹ đã tìm kiếm thanh khoản khẩn cấp kỷ lục từ Fed trong tháng qua sau sự thất bại của ngân hàng Silicon Valley Bank và ngân hàng Signature Bank.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 27/3
09:00'
Tại ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD và Nhân dân tệ (NDT) đồng loạt giảm.
-
Ngân hàng
Đồng yen tăng giá - “hầm trú ẩn” trong khủng hoảng tài chính
22:02' - 26/03/2023
Đồng yen được coi là nơi “trú ẩn an toàn” trước những rủi ro đang nổi lên ở những nơi khác.
-
Ngân hàng
Credit Suisse đã vay SNB hàng tỷ USD để tăng thanh khoản
14:30' - 26/03/2023
Credit Suisse đã vay của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ "khoản tiền hàng tỷ USD" vào cuối tuần trước để đảm bảo thanh khoản.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng Italy ủng hộ đồng euro kỹ thuật số
07:44' - 26/03/2023
Các ngân hàng Italy đang ủng hộ đồng euro kỹ thuật số, miễn là đồng tiền này không đẩy họ ra khỏi hoạt động kinh doanh.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng Italy ủng hộ đồng euro kỹ thuật số
07:44' - 26/03/2023
Các ngân hàng Italy đang ủng hộ đồng euro kỹ thuật số, miễn là đồng tiền này không đẩy họ ra khỏi hoạt động kinh doanh.
-
Ngân hàng
Khách hàng đã rút gần 100 tỷ USD tiền gửi từ các ngân hàng Mỹ kể từ sau vụ phá sản của SVB
17:12' - 25/03/2023
Dữ liệu của Fed cho thấy, khách hàng đã rút tổng cộng 98,4 tỷ USD từ các tài khoản của họ tại ngân hàng.
-
Ngân hàng
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch ngân hàng Vietcombank nhanh nhất
12:36' - 25/03/2023
Để tra cứu, xem lại lịch sử giao dịch như nhận tiền, gửi tiền của tài khoản ngân hàng Vietcombank trên điện thoại, máy tính nhanh nhất, người dùng có thể thao tác theo hướng dẫn dưới đây.
-
Ngân hàng
UBS cố ngăn cuộc “chảy máu nhân lực” sau khi tiếp quản Credit Suisse
11:42' - 25/03/2023
UBS đã cam kết đưa ra các gói ưu đãi nhằm giữ chân nhân viên thuộc bộ phận quản lý tài sản tại châu Á của Credit Suisse.