Gần 100% diện tích lúa đưa cơ giới hóa vào sản xuất
Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đạt gần 100% diện tích lúa đưa cơ giới hóa vào sản xuất; trong đó, cơ giới hoá 100% diện tích đất khâu làm đất; 100% diện tích sản xuất được bơm tưới chủ động bằng trạm bơm điện hoặc máy dầu; có 100% diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy; có 100% diện tích sản xuất thu hoạch bằng máy và diện tích gieo sạ lúa bằng máy đạt hơn 90%.
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp có bước phát triển mạnh. Nhiều loại trang thiết bị máy nông nghiệp mới được áp dụng vào sản xuất. Hiện nay, số lượng máy nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khá nhiều, đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu hầu hết các khâu trước, trong và sau thu hoạch với hơn 2.100 máy cày, 3.838 máy xới các loại, 1.620 máy gặt đập liên hợp, 1.153 máy sạ hàng - phun xịt, 1.580 trạm bơm, hơn 100 máy cấy, 69.260 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ.... góp phần giảm sức lao động, tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế. Nổi bật ở huyện Tháp Mười, xác định cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Huyện Tháp Mười đã chú trọng đặc biệt đến cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện triển khai đồng bộ, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Văn Mạnh ở ấp Mỹ Thạnh, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười cho biết, việc canh tác theo kiểu truyền thống ở địa phương hiện nay hầu như không còn. Người dân đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nhất là khâu làm đất, khâu thu hoạch lúa chiếm 100% diện tích. Huyện Tháp Mười có hơn 110.000 ha sản xuất lúa hàng năm, cơ giới hóa đưa vào sản xuất lúa đa dạng về chủng loại với 503 máy cày, 360 máy xới các loại, 222 máy gặt đập liên hợp, 1.110 máy sạ hàng - phun xịt, 103 trạm bơm điện, 50 máy cấy, 8 thiết bị bay không người lái, 7.700 máy phun phân và 10.608 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ, đáp ứng hầu hết yêu cầu các khâu trước, trong và sau thu hoạch. Đưa cơ giới vào gieo sạ lúa, lượng giống giảm từ 40 - 60 kg/ha, chi phí đầu tư phân, thuốc giảm và lợi nhuận thu về cuối vụ cao hơn so với lúa sạ thủ công khoảng 8 triệu đồng/ha. Chị Đỗ Thị Loan ở xã Mỹ Hòa cho biết, trước đây, sử dụng biện pháp sạ hàng phải sử dụng 20 kg lúa giống/1.000 m2 nhưng hiện nay gieo mạ để cấy cho 1.000 m2 chỉ sử dụng từ 6-8 kg lúa giống. Đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất thúc đẩy đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào gieo sạ là một trong những khâu quan trọng giảm lượng lúa giống. Điển hình như cải tiến máy sạ lúa kiêm luôn phun phân, giúp rút ngắn thời gian xuống giống lúa từ 4-6 giờ/ha so với sạ bằng tay, giúp tiết kiệm được công lao động, máy có thể điều tiết lượng giống, phân theo ý muốn. Bình quân mỗi người gieo sạ hoặc bón phân bằng thủ công từ 1- 2 ha/ngày, nhưng sử dụng máy có thể mỗi người sạ lúa, phun phân được từ 4-6 ha/ngày, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất từ 500 ngàn - 1 triệu đồng/ha. Đối với máy trục đất bằng máy xới, máy cày tăng hiệu quả gấp 2-3 lần so với trước đây sử dụng bằng con trâu đi bừa, đi cày. Anh Nguyễn Văn Mười có 03 ha đất sản xuất lúa, anh đã mạnh dạn mua 01 máy trục đất, kết quả cho hiệu quả cao so với trước đây, một mình anh sử dụng máy trục 01 ngày từ 5-6 ha đất, đối trước đây sử dụng trâu đi trục 01 ngày chỉ đạt từ 1-2 ha đất, nếu anh sử dụng máy đi trục thuê, trừ hết các chi phí anh lãi hơn 1,2 triệu đồng/ngày. Đối với máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa góp phần hạn chế hao hụt khi thu hoạch và cho độ sạch cao, nên lúa bán được giá cao hơn 100 đồng/kg so với thu hoạch truyền thống, tính ra mỗi máy thay cho hơn 50 người gặt tay, đồng thời thay cho hàng chục người khỏi phải gom lúa, vận chuyển về nhà, độ vỡ hạt dưới 3%, độ sót hạt theo rơm dưới 2% và độ sạch hạt trên 95%. Đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, thu hoạch lúa bằng máy giúp tiết kiệm chi phí 4,3 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh tập trung tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất, tỉnh đề ra kế hoạch cơ giới hóa trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; ưu tiên phát triển cơ giới hóa vào sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích cơ giới hoá trong sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động; góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân công lao động trong thu hoạch, giảm nhẹ công sức lao động, tránh được độc hại, tăng lợi nhuận cho người nông dân...- Từ khóa :
- đồng tháp
- cơ giới hóa
- sản xuất lúa
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Canada tìm hiểu về Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
15:39' - 20/12/2024
Chuyến thăm nhằm mục đích trao đổi thông tin, thúc đẩy đối thoại giữa Việt Nam và Canada trong phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần giải quyết thách thức về biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang phát triển 22.000 ha chuyên canh lúa chất lượng cao
15:03' - 19/12/2024
Năm 2025, Tiền Giang phấn đấu có khoảng 22.000 ha lúa chất lượng cao và mở rộng lên 29.500 ha vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần thiết quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống
21:22' - 16/12/2024
Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo để giúp nông dân và các bên có liên quan nắm bắt kịp thời những kiến thức, công nghệ mới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Danh sách 17 tuyến xe buýt điện kết nối tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
12:06'
Bắt đầu từ ngày mai 22/12, metro số 1 Tp. Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức khai thác vận hành.
-
Kinh tế & Xã hội
Lao động ở KCN Tp. Hồ Chí Minh thưởng Tết cao nhất hơn 230 triệu đồng
11:40'
Qua 2 tuần khảo sát mức lương thưởng Tết năm 2025 cho công nhân lao động tại gần 200/1.000 doanh nghiệp ghi nhận mức thưởng cao nhất 237 triệu đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin cần biết khi đi metro Bến Thành - Suối Tiên
11:34'
Từ ngày 22/12, metro số 1 Tp. Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức khai thác vận hành.
-
Kinh tế & Xã hội
10 sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024
11:32'
Ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Quyết định số 4132/QĐ-BTNMT về các sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
11:30'
Năm nay, nông dân Kiên Giang khá phấn khởi khi giá tôm tăng ngay vào thời điểm thu hoạch giúp tăng thu nhập, lợi nhuận cao hơn với những năm trước từ 10-15 triệu đồng/ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ lao xe tại Đức: Giới chức nhận định vụ tấn công có chủ đích
10:17'
Không khí lễ hội tại chợ Giáng sinh Magdeburg, miền Đông nước Đức, đã trở nên ảm đạm sau thảm kịch kinh hoàng tối 20/12.
-
Kinh tế & Xã hội
Khơi thông các điểm nghẽn, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên
10:15'
Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảnh khắc thiên thạch “oanh tạc” Mặt Trăng giữa mưa sao băng Geminid
09:33'
Trong các ngày 6, 7 và 8 tháng 12 năm 2024, ông Fujii đã quan sát và ghi hình được bốn vụ va chạm giữa thiên thạch với bề mặt Mặt Trăng, trong đó có hai vụ xảy ra trong cùng một ngày 8/12.
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2024, Bộ Nội vụ trình cấp có thẩm quyền ban hành 163 văn bản
09:26'
Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ.