Gần 41.000 trẻ em Đà Nẵng đang thụ hưởng Chương trình Sữa học đường

09:15' - 13/01/2020
BNEWS Đà Nẵng hiện có 423 trường mầm non, trường chuyên biệt và các cơ sở bảo trợ và các nhóm lớp độc lập tư thục có trẻ mẫu giáo tham gia Đề án Sữa học đường.
Gần 41.000 trẻ em Đà Nẵng đang thụ hưởng chương trình Sữa học đường. Ảnh: Hằng Trần/Bnews/TTXVN

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, qua 2 năm thực hiện Đề án Sữa học đường, Đà Nẵng hiện có 423 trường mầm non, trường chuyên biệt và các cơ sở bảo trợ và các nhóm lớp độc lập tư thục có trẻ mẫu giáo tham gia Đề án.

Tổng số trẻ mẫu giáo tham gia Đề án là 40.952/51.680 trẻ, đạt tỷ lệ 79,2%; trong đó, trường công lập 21.400/22.652 trẻ đạt tỷ lệ 94,5%; trường ngoài công lập 14.516/21.422 trẻ đạt tỷ lệ 67,8%; nhóm lớp độc lập tư thục có 5.036/7.606 trẻ tham gia, đạt tỷ lệ 66,2%.    

Trong quá trình thực hiện Đề án Sữa học đường tại các cơ sở giáo dục mầm non, việc kiểm tra, giám sát được cha mẹ trẻ và các đơn vị liên ngành, địa phương thực hiện thường xuyên và nghiêm túc; trong đó việc thực hiện các chỉ tiêu dinh dưỡng và nguồn kinh phí sử dụng được quản lý chặt chẽ, không để thất thoát, đảm bảo hiệu quả và đúng mục đích.

Đồng thời, các bên tiếp tục xây dựng kế hoạch nhằm đánh giá hiệu quả tác động của chương trình và rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình thực hiện.  

Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Chủ nhóm lớp độc lập Sunny, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã đề cao tính nhân văn của chương trình SHĐ vì đã hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non thông qua hoạt động uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ trong tương lai. 

Bà Lê Thị Bích Thuận- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng chia sẻ về tính chất nhân văn của chương trình Sữa học đường. Ảnh: Xuân Hươn (Vinamlik)

Khi tham gia Chương trình Sữa học đường, trẻ mầm non tại trường còn có thêm cơ hội được giáo dục các kĩ năng sống, cụ thể: Từ khi thực hiện chương trình thì sau mỗi lần trẻ uống sữa xong, số lượng vỏ hộp sữa được các bé rửa sạch, đem phơi và cất tại các lớp rất nhiều.

Các trường đã tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học cho bé từ vỏ hộp sữa với nhiều hình thức như: giáo viên các lớp làm, ba mẹ cùng bé làm để tạo ra nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học cho cô và bé thông qua đó gắn kết cha mẹ và cô giáo hơn trong công tác phối hợp giáo dục trẻ, chúng tôi còn tận dụng hộp sữa làm mô hình bánh sinh nhật cho các bé.

Ngoài ra, trẻ tự giác uống sữa xong và rửa sạch các vỏ hộp sữa, tự giác theo lịch phân công trực nhật xuống sân xếp ghế, đếm ghế, kê bàn,  nhận và phát sữa cho các bạn.

“Nhóm lớp đã được 100% cha mẹ trẻ của các bé lớp mẫu giáo đăng ký tham gia hưởng ứng và 100% bé được uống sữa học đường tại nhóm lớp”, cô Thu Anh cũng cho biết.    

Ông Phan Hữu Dũng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, huyện Hòa Vang là nơi có trẻ em là dân tộc thiểu số, tham gia chương trình trẻ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở 05 trường thuộc vùng khó khăn Hòa Vang được uống sữa học đường hoàn toàn miễn phí.

Thời gian đầu thực hiện chương trình, một trong những điều phụ huynh băn khoăn là chất lượng sữa. Tuy nhiên, qua khâu bảo quản, kiểm tra, giám sát sữa đã được các nhà trường thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, sữa nhận từ đơn vị cung cấp được bảo quản trong kho lưu trữ thực phẩm của trường và được sắp xếp cẩn thận. Các cửa kho chứa sữa đều được mắc lưới để tránh côn trùng xâm nhập.

Một số trường phụ huynh  giám sát việc thực hiện cho trẻ uống sữa của nhà trường qua camera. Sau khi hiểu về mục tiêu và ý nghĩa của chương trình, phụ huynh của trường cho con tham gia chương trình nhiều hơn.   

Gần 41.000 trẻ em Đà Nẵng đang thụ hưởng chương trình Sữa học đường. Ảnh: Xuân Hương (Vinamilk)

Trong dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng đã tuyên dương 38 tập thể và 35 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện chương trình.

Bà Đặng Thị Cẩm Tú, Trưởng phòng Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện tốt giám sát, truyền thông với cha mẹ trẻ, các ban, ngành liên quan về tính chất nhân văn của Đề án Sữa học đường giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm tăng tỉ lệ trẻ được tham gia thụ hưởng tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.   

Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk chia sẻ, sự chung tay và chia sẻ của các thầy cô giáo, các phụ huynh đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của chương trình SHĐ tại thành phố Đà Nẵng. Mong rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều trẻ em tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình nhân văn này.

Vinamilk tiên phong thực hiện chương trình từ năm 2007, với 13 năm kinh nghiệm hỗ trợ tốt các địa phương tổ chức thực hiện chương trình an toàn, hiệu quả, với tổng ngân sách hỗ trợ cho chương trình sữa học đường đến nay hơn 500 tỷ đồng. Hiện Vinamilk đang thực hiện chương trình tại 18/20 tỉnh/thành phố trên cả nước như: Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Khánh Hòa, Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng…

Hiện Vinamilk sở hữu 100% vốn của nhà máy sữa Driftwood – một trong những nhà sản xuất sữa lâu đời tại Nam California, Hoa Kỳ với hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp SHĐ cho phần lớn các trường học tại Los Angeles./.

 Xem thêm:

>>>Vinamilk nói gì trước tin đồn về nguồn nguyên liệu sản xuất sữa?

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục