Gấp rút sắp xếp, tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức
Sau khi Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có đề án thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức, dự kiến ngày 31/12, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ công bố Nghị quyết về việc thành lập mô hình “thành phố trong thành phố” này. Chính quyền thành phố đang khẩn trương, nỗ lực sắp xếp, tổ chức bộ máy sau khi thành phố Thủ Đức hình thành nhằm nhanh chóng đưa đề án đi vào thực tiễn.
* Bố trí, sắp xếp nhân lực dôi dư
Theo Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức sẽ có diện tích 211,56 km2, dân số hơn 1 triệu người, với 34 phường. Sau khi sáp nhập 3 quận: Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức, thành thành phố Thủ Đức, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của được giao năm 2020 là 1.221 người, số có mặt đến ngày 30/6/2020 là 1.127 người. Trong đó, bố trí ở thành phố Thủ Đức là 822 người, số người dôi dư sau sắp xếp là 399 người. Đối với 399 người dôi dư này, trong năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sắp xếp, bố trí 66 cán bộ, công chức và 26 viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quận; điều động sang quận khác hoặc sở, ngành, thành phố; giải quyết chế độ nghỉ hưu (đúng tuổi, trước tuổi) hoặc không đủ chuẩn để tái cử sẽ giải quyết thôi việc. Tương tự, thành phố sẽ sắp xếp những trường hợp còn lại trong các năm từ 2022 đến 2025. Trường hợp dôi dư không bố trí, sắp xếp được sẽ động viên thôi việc, hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định, chính sách của thành phố. Tại thành phố Thủ Đức, Quận 2 sẽ sắp xếp hai phường gồm Thủ Thiêm và An Khánh. Về tổ chức nhân sự, trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 25 cán bộ công chức và 10 người hoạt động không chuyên trách tại phường Thủ Thiêm; bố trí 37 cán bộ, công chức và 31 người hoạt động không chuyên trách tại phường An Khánh. Đối với viên chức giáo dục, y tế, y tế cơ sở, thành phố giữ nguyên các trường học, điểm trường, trạm y tế và số biên chế hiện có theo định mức, tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế; đảm bảo việc giảng dạy cho học sinh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Về tổ chức bộ máy, năm 2021, thành phố Thủ Đức có 128 biên chế công chức và hợp đồng lao động (sau năm 2025 giảm còn 92 người) tại các cơ quan Đảng gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư, Trưởng ban Tuyên giáo, Trưởng ban Dân vận, Trưởng ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố Thủ Đức với 112 biên chế công chức chức danh lãnh đạo, sau năm 2025 giảm còn 76 người. Trong khi đó, UBND thành phố Thủ Đức có 657 biên chế công chức và hợp đồng lao động năm 2021 (sau năm 2025 giảm còn 459 người), bao gồm một Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch và Thủ trưởng các đơn vị gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nội vụ, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Quản lý đô thị, Kinh tế, Thanh tra. Biên chế công chức và hợp đồng lao động sau năm 2025 giảm còn 459 người. Theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi thành lập thành phố Thủ Đức sẽ giải thể Tòa án nhân dân Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức; giải thể Viện Kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức để thành lập Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức sẽ kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức theo quy định của pháp luật. Để việc sử dụng trụ sở các đơn vị sau sắp xếp hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm, Sở Nội vụ thành phố đề xuất trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 2 cũ (số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi) làm Thành ủy Thủ Đức, Thành ủy - Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố Thủ Đức hoặc thành phố bố trí sử dụng cho nhu cầu khác. Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 9 cũ (2/304 Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú) bố trí là trụ sở Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố Thủ Đức, bố trí một số phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức hoặc bố trí làm Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố Thủ Đức. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức cũ (43 Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ) bố trí là trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức. Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết, trong 60 ngày thành phố phải hình thành bộ máy chính quyền mới. Tuy nhiên, ngày 23/5/2021 là Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nên trong tháng 1/2021 phải hình thành bộ máy chính quyền thành phố Thủ Đức. Đây là công việc rất khó và thành phố phải cố gắng để hoàn tất. * Giải quyết các phát sinh Một vấn đề lớn người dân quan tâm là việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong đó có thủ tục hành chính sau khi thực hiện sáp nhập. Anh Nguyễn Tấn Đức, ngụ đường Đình Phong Phú, Quận 9 bày tỏ băn khoăn về việc xáo trộn các giấy tờ tùy thân, cấp đổi số nhà, giấy tờ nhà đất và giao dịch dân sự, kinh tế sau khi sáp nhập 3 quận. Theo đại diện Ủy ban nhân dân Quận 9, khi sáp nhập 3 quận thành thành phố Thủ Đức sẽ phát sinh một số bất tiện cho người dân như giấy tờ bị thay đổi. Do đó, chính quyền sẽ chủ động hướng dẫn, hỗ trợ để tránh gây phiền hà cho người dân theo hướng nhanh nhất, ít tốn kém nhất. Bên cạnh đó, tăng cường giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, 4 để hạn chế sự di chuyển của người dân từ nơi ở đến trụ sở hành chính mới. Theo ông Lê Minh Đức, Phó trưởng ban Pháp chế - Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, việc quản lý địa giới hành chính rộng hơn so với trước đây có thể phát sinh nhiều hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch; đã xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá đất gây sốt ảo trên thị trường bất động sản.Việc sắp xếp lực lượng dôi dư, bố trí lại công việc cũng sẽ tác động đến tâm tư, tình cảm của một số cán bộ, công chức. Ngoài ra là sự thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn khi thành phố Thủ Đức được định hướng phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao.
Để giải quyết những phát sinh, ông Lê Minh Đức cho rằng, cần đẩy mạnh quá trình tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung quy định mới, cơ chế, chính sách đặc thù.Đặc biệt sớm công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và xóa quy hoạch để người dân kịp thời khai thác, làm tăng giá trị sử dụng của đất đai cũng như xử lý nghiêm tình trạng phân lô bán nền, xây dựng trái phép, xây dựng nhiều không gian xanh, môi trường sống tốt, hạnh phúc hơn cho người dân.
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Nhiệm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, để thực hiện hiệu quả đề án, Thành phố Hồ Chí Minh cần đề xuất Trung ương, Quốc hội cho phép chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố Thủ Đức cao hơn cấp quận, huyện.Trong quá trình triển khai cần xây dựng bộ máy chính quyền hiệu quả, tăng tính chủ động để phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có. Tổ chức bộ máy của thành phố Thủ Đức phải tinh gọn, năng động, hiệu quả hơn thay vì bộ máy của 3 quận cũ trước đây thông qua việc tăng tính tự chủ của thành phố mới, phân quyền nhiều hơn trong từng lĩnh vực, giảm cơ chế “xin-cho”.
Định hướng triển khai các giải pháp để thực hiện đề án, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang lên kế hoạch đầu tư để phát triển 8 trung tâm trọng điểm của thành phố Thủ Đức, chủ trương ủy quyền ở mức cao nhất cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức. Thành phố đề xuất cơ quan Trung ương bổ sung Chương thành phố Thủ Đức vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định và hướng dẫn tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh nhằm chuẩn bị tốt nhất cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ngoài ra, thành phố cũng đề xuất Trung ương xem xét thêm về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 Phó Chủ tịch, các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố không quá 13 phòng, số lượng Phó Trưởng phòng bình quân mỗi phòng là 3 người./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Phát triển nhà Thủ Đức góp hơn 530 tỷ đồng vào Công ty Song Hỷ Quốc tế
08:20' - 13/12/2020
Sau khi góp vốn, CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (mã chứng khoán: TDH) nắm giữ hơn 99,67%/vốn của Song Hỷ Quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức thành lập thành phố Thủ Đức
12:39' - 10/12/2020
Với Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, TP Thủ Đức chính thức được thành lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Thủ Đức có thể đóng góp tới 7% GDP cả nước
19:21' - 09/12/2020
Việc thành lập thành phố Thủ Đức là rất cần thiết nhằm nâng cao vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.