Giá phân bón tăng đe dọa hoạt động sản xuất lúa gạo ở châu Á
Theo livemint.com, hoạt động sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng hơn vào thời điểm nhu cầu đối với mặt hàng này cũng bùng nổ, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo một đơn vị thuộc ngân hàng hàng đầu Thái Lan Kasikornbank Pcl, năng suất lúa có thể giảm ở Thái Lan – quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – do giá các loại phân bón tăng cao.
Trong khi đó, ở Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo số 2 thế giới, lại đối mặt với nguy cơ sản lượng thu hoạch lúa thấp hơn, làm tăng nhu cầu thu mua mặt hàng này ở nước ngoài. Trung Quốc đang lo lắng về tác động của sâu bệnh đối với mùa màng, còn sản lượng lúa gạo của Ấn Độ phụ thuộc vào mùa mưa.
Hầu hết lúa gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định kinh tế trong khu vực này.Trái ngược với tình trạng tăng vọt giá lúa mỳ và ngô sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá gạo đã giảm xuống, song không có gì đảm bảo mặt hàng này sẽ vẫn duy trì xu hướng này.
Trở lại năm 2008, giá gạo đã tăng lên trên 1.000 USD/tấn, cao gấp đôi so với mức giá hiện nay, trong bối cảnh hoảng loạn về nguồn cung.
Trong khi lúa mỳ, ngô và dầu ăn không thu được nhiều lợi nhuận trong năm nay vì triển vọng nguồn cung được cải thiện, thì sản xuất nông nghiệp rõ ràng phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, vốn đang càng ngày trở nên thất thường do biến đổi khí hậu. Bất kỳ sự tăng vọt mới nào về giá lúa mỳ và ngô đều chắc chắn sẽ khơi mào nhu cầu về gạo để làm lương thực và thức ăn chăn nuôi. Ấn Độ đóng góp khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới. Ông V. Subramanian, Phó Chủ tịch tổ chức The Rice Trader, cho biết “nguồn cung (gạo) toàn cầu đang gặp rủi ro, song hiện tại chúng tôi vẫn có nguồn cung lớn từ Ấn Độ vốn đang giảm giá”. Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mỳ do cho rằng an ninh lương thực của nước này đang bị đe dọa. Dư luận lo ngại rằng gạo có thể nằm ở vị trí tiếp theo trong danh sách hạn chế này mặc dù triển vọng này phụ thuộc vào lượng mưa và sản lượng của vụ mùa này. Cho đến nay, lượng mưa vẫn diễn biến bình thường. Hiện tại, lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang giúp hạn chế tình trạng khan hiếm nguồn cung trong khu vực. Trung tâm nghiên cứu Kasikorn ở Thái Lan cho biết giá phân bón cao kỷ lục đang gây khó khăn cho nông dân nước này và việc bón ít chất dinh dưỡng cho cây trồng sẽ làm giảm năng suất vào thời điểm nhu cầu ở nước ngoài tăng cao. Philippines cũng dự kiến sản lượng lúa trong năm nay sẽ giảm do phân bón đắt hơn. Chính phủ nước này lo lắng về lạm phát lương thực tăng cao, bao gồm cả giá gạo, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, những người chi khoảng 16% thu nhập cho gạo. Trung Quốc, quốc gia trồng lúa lớn nhất, đã cảnh báo tỷ lệ sâu bệnh cao hơn trong vụ mùa năm nay, trong đó một số tỉnh của nước này báo cáo về tình trạng diện tích bị ảnh hưởng tăng gần 10%. Ông Subramanian thuộc tổ chức The Rice Trader nhấn mạnh: “Nhìn vào tình hình hiện tại, Ấn Độ đang đóng vai trò quyết định giá gạo do nước này xuất khẩu lượng lớn mặt hàng này”./.>>>Thị trường phân bón liệu còn biến động?
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Cầu tăng mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ lên cao
18:36' - 09/07/2022
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng trong tuần này nhờ nhu cầu tăng mạnh do đồng nội tệ rupee suy yếu, trong khi Bangladesh cho phép các nhà giao dịch nhập khẩu 700.000 tấn gạo.
-
Phân tích - Dự báo
An ninh lương thực toàn cầu: Lúa mỳ khan hiếm, gạo thì sao?
06:30' - 03/07/2022
Cuộc xung đột tại Ukraine chỉ là một trong số những mối đe dọa chồng chất đang đè nặng lên tình hình an ninh lương thực của các quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng gần 2% lên mức cao nhất 5 tuần
08:01'
Các nhà phân tích cho biết khi chênh lệch giá dầu Brent so với WTI giảm xuống dưới 4 USD/thùng, việc xuất khẩu dầu của các công ty năng lượng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 4 tăng hay giảm?
20:58' - 31/03/2025
Giá gas trong nước tháng 4 không thay đổi so với giá bán tháng 3 do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 4 không thay đổi so với tháng trước.
-
Hàng hoá
Giữ “vị ngọt” cho mía đường - Bài cuối: Nhìn xa, nghĩ sâu, làm lớn
15:31' - 31/03/2025
Nhiều người vẫn có suy nghĩ trồng mía chỉ để ép lấy đường, nhưng thực tế ngành mía đường đang chuyển mình theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và tối ưu giá trị từ cây mía.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu “thờ ơ” trước đe dọa thuế quan của Tổng thống Trump
15:27' - 31/03/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều 31/3, trái ngược với xu hướng tăng của giá dầu thế giới trong phiên buổi sáng.
-
Hàng hoá
Giữ “vị ngọt” cho mía đường - Bài 2: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
15:14' - 31/03/2025
Những chính sách về thu mua, đầu tư vùng nguyên liệu, cơ chế chính sách áp dụng định giá chỉ số đường, tạp chất linh động của các nhà máy đã và đang tạo được niềm tin, sự gắn bó với người trồng mía.
-
Hàng hoá
Giữ “vị ngọt” cho mía đường - Bài 1: Người trồng mía chưa có niềm vui trọn vẹn
15:12' - 31/03/2025
Tình trạng giá cả bấp bênh và thu nhập giảm sút khiến cho người trồng mía không còn “mặn mà” với cây mía. Nhiều nông hộ đã bỏ mía để chuyển sang trồng các loại cây khác
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index tăng 0,3% nhờ thị trường năng lượng
12:38' - 31/03/2025
giá dầu thô thế giới đã có tuần thứ 3 liên tiếp tăng giá. Những quyết định mới nhất tới từ Nhà Trắng tiếp tục có những tác động lớn tới giá dầu.
-
Hàng hoá
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R
10:48' - 31/03/2025
Gần 70 xe mô tô phân khối lớn Honda CB650R và CBR650R được Honda Việt Nam triệu hồi để kiểm tra, thay thế bộ cần chuyển số.
-
Hàng hoá
Giá lợn hơi tăng cao, người nuôi tích cực tái đàn đáp ứng nguồn cung
10:09' - 31/03/2025
Lợn hơi bán được giá và có xu hướng tăng khiến người chăn nuôi rất phấn khởi, đồng thời cũng tích cực tái đàn đáp ứng nguồn cung.