Giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, 24K, 18K hôm nay 10/9 mới nhất

07:37' - 10/09/2024
BNEWS BNEWS/TTXVN liên tục cập nhật giá vàng thế giới, giá vàng trong nước các thương hiệu vàng Bảo Tín Minh Châu, vàng Rồng Thăng Long; giá vàng SJC, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, 9999, 24K, 18K...

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 10/9 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 10/9 bao nhiêu một lượng? Dự báo giá vàng.

 

Dưới đây là bảng giá vàng hôm nay được cập nhật mới nhất từ Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu:

Giá vàng trong nước

Sáng 9/9, giá vàng miếng SJC cũng như vàng nhẫn tại các công ty vàng bạc đá quý trong nước duy trì ổn định.

Theo đó, vào lúc 9h tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý và Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đều niêm yết ở mức 78,5 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này đang được duy trì ổn định kể từ thứ Năm tuần trước.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn tại các doanh nghiệp cũng được duy trì ổn định. Tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng nhẫn đang là 77,15 - 78,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên 8/9.

Giá vàng nhẫn Hưng Thịnh tại DOJI đang là 77,3 - 78,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên 8/9. Giá vàng nhẫn tại Phú Quý niêm yết ở mức 77,35 - 78,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên 8/9.

Giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 77,43 - 78,63 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên 8/9.

Theo nhận định của Chuyên gia phân tích thị trường vàng Trương Vy Tuấn, Giavang.net, trong tuần này, thị trường vàng miếng có thể sẽ giảm nhẹ. Nhưng đó không phải là vấn đề nghiêm trọng và thậm chí còn là cơ hội cho nhà đầu tư gia tăng vị thế.

Giá vàng miếng ổn định, đang dần hạn chế tính đầu cơ. Khi các thị trường chứng khoán rất khó kiếm lợi, đầu tư bất động sản cần dày vốn và chưa phá thế đóng băng, sự ‘ổn định’ của vàng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc tới vàng hơn, nâng vị thế của vàng trong danh mục.

Chênh lệch giữa giá vàng miếng và vàng nhẫn hiện khá phù hợp, giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt thị trường, giảm dần tình trạng vàng hóa. Thị trường vàng nhẫn về cơ bản vẫn giữ mức cao nhất từ trước đến nay. Mức chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra vẫn hơn 1 triệu đồng/lượng cho thấy lực cầu của nhà đầu tư vẫn khá cao.

Giá vàng thế giới

Giá vàng châu Á giảm do đồng USD mạnh lên trong phiên ngày 9/9, khi nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ để củng cố dự đoán về quy mô giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Khoảng 14 giờ 27 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 2.493,34 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 2.521,80 USD/ounce. Đồng USD đã tăng 0,3% khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn cho những người nắm giữ đồng tiền khác.

Một vài số liệu quan trọng sẽ được công bố trong tuần này, trong đó có Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024, dự kiến công bố ngày 11/9, sau đó là Chỉ số giá sản xuất (PPI), công bố ngày 12/9.

Nhà phân tích thị trường Tim Waterer tại KCM Trade cho biết, nếu dữ liệu CPI công bố tuần này thấp hơn dự kiến, vàng sẽ có xu hướng tăng giá mạnh. Tuy nhiên, hiện tại đồng USD tăng giá đang trở thành “rào cản” đối với vàng.

Theo ông Tim Waterer, mức hỗ trợ trong khoảng 2.470-2.480 USD/ounce đã hạn chế đà giảm của vàng, vì vậy đây sẽ là một vùng quan trọng cần theo dõi trong trường hợp vàng chịu áp lực bán ra. Môi trường lãi suất thấp có xu hướng thúc đẩy sự hấp dẫn tài sản không sinh lời như vàng.

Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện đang đoán định 75% Fed hạ lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 17-18/9 và khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản là khoảng 25%.

Số liệu công bố ngày 6/9 cho hay việc làm tại Mỹ đã tăng ít hơn dự kiến trong tháng 8/2024, nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ giảm nhẹ từ 4,3% xuống 4,2% cho thấy thị trường lao động vẫn tương đối ổn định và không cần thiết phải cắt giảm mạnh lãi suất.

Trong khi đó, dữ liệu chính thức công bố ngày 7/9 cho hay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã không mua vàng để dự trữ trong tháng thứ tư liên tiếp.

Giá tiêu dùng của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại chính, đã tăng tốc trong tháng 8/2024, trong khi lạm phát giá sản xuất xấu đi trong bối cảnh chính phủ nỗ lực thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 28,05 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,8% lên 929,17 USD/ounce, còn giá palladium tăng 1,5% lên 924,02 USD/ounce.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục