Giải pháp phát triển năng lượng sạch hướng tới nền kinh tế ít carbon
Sáng ngày 27/2, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản đã phối hợp tổ chức hội thảo Đối tác Công – Tư Việt Nam – Nhật Bản về công nghệ năng lượng sạch tại Hà Nội. Hội thảo nằm trong chuỗi “Kế hoạch hành động toàn cầu hướng tới nền kinh tế ít carbon” của Nhật Bản triển khai để hỗ trợ các nước thành viên ASEAN.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, năng lượng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia và là yếu tố không thể thiếu của tất cả các ngành kinh tế. Mức độ tiêu thụ năng lượng luôn có xu hướng tăng lên nhất là tại các nước đang phát triển. Điều này đã tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm nguồn tài nguyên năng lượng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, hệ thống năng lượng của Việt Nam hiện nay đã phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được của nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và người dân. Đến cuối năm 2018, hệ thống điện của Việt Nam xếp thứ 2 trong tổng số 10 nước Đông Nam Á, xếp thứ 23 trên thế giới về công suất hệ thống điện. Đến nay, Việt Nam đã đạt gần 50.000 MW.
Nhiều năm qua, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng cơ bản điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với tốc đô phát triển kinh tế nhanh, trên 10% một năm. Điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề không nhỏ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước như môi trường bị ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên...
Chính những thách thức đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế, nhưng vẫn phải đảm bảo hệ thống điện phát triển đáp ứng sự phát triển của đất nước.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, đến cuối 2018, tổng công suất nhà máy thuỷ điện đạt 22.000 MW. Công suất nhà máy điện mặt trời, gió vào cuối 2019 dự kiến tương ứng đạt 1000 MW điện mặt trời, 1500 MW điện gió.
Mức dự kiến từ thực tế này vượt mức mục tiêu đặt ra được Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm 2016 và dự kiến năm 2020 sẽ đạt 800 MW điện gió và 850 MW điện mặt trời.
Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, với cơ chế giá hấp dẫn, hiện nhiều nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư vào dự án điện gió và mặt trời của Việt Nam. Bộ Công Thương đã nhận được nhiều đề xuất phát triển điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên từ 1/1/2019, Luật Quy hoạch mới của Việt Nam mới đi vào hiệu lực nên Bộ Công Thương đang đợi văn bản hướng dẫn của Chính phủ, hy vọng trong quý 1/2019 sẽ có Nghị định hướng dẫn của Chính phủ để các nhà đầu tư sẽ được tiếp tục triển khai. Từ đó, số lượng các dự án điện gió vào năm 2020 và 2021 sẽ nhiều hơn nữa, nhiều khả năng vượt mốc 20% trong năm 2030 mà Chính phủ đặt ra.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng chỉ ra, việc phát triển năng lượng sạch hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định như không ổn định, khả năng giải toả công suất thấp vì không phải chỗ nào cũng xây dựng được. Hơn nữa, việc chỉ tập trung nhiều dự án ở một số địa điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành hệ thống điện.
Mặt khác, việc phát triển năng lượng tái tạo cũng làm tăng chi phí hệ thống và tăng giá điện đến người tiêu dùng. Vì thế, Bộ Công Thương đang tích cực làm việc với cơ quan liên quan nghiên cứu giải pháp để triển khai hiệu quả hơn.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn mà vẫn đảm bảo trong an toàn, ổn định trong vận hành hệ thống điện. Về cơ cấu điện hợp lý như cơ khí, điện than, Chính phủ Việt Nam đang tích cực triển khai sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả về lâu dài với chi phí hợp lý, đáp ứng sự phát triển bền vững của đất nước.
Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghệ (METI), ông Daisuke Okabe, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định: “Hoạt động giữa 2 nước trong lĩnh vực năng lượng, Bộ METI Nhật Bản cùng Bộ Công Thương Việt Nam đã tiến hành nhiều hội đàm cấp bộ trưởng. Đặc biệt, tháng 11/2017, hai Bộ đã ký kết biên bản ghi nhớ về năng lượng sạch.
Theo ông Daisuke Okabe, những hoạt động triển khai được giới thiệu trong hội thảo hôm nay là thành quả trong lĩnh vực năng lượng. Vì thế, ông Daisuke Okabe mong muốn đây là nơi tạo ra quan hệ mới nhiều hoạt động công nghiệp carbon thấp, thúc đẩy quan hệ hợp tác trong khối tư nhân.
Ông Daisuke Okabe cho biết, trọng tâm tiêu thụ năng lượng đang dịch chuyển sang châu Á; trong đó, có Việt Nam nên việc triển khai đang ngày càng có hiệu quả hơn và Việt Nam sẽ phát huy chuyển đổi năng lượng.
Tại hội thảo, các chuyên gia và diễn giả đã tập trung trao đổi và thảo luận về các nội dung về tổng quan về ngành năng lượng và các chính sách biến đổi khí hậu; công nghệ thông minh trong ngành năng lượng tái tạo; công nghệ thông minh về sử dụng năng lượng hiệu quả.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Cần giải phóng mọi nguồn năng lượng để Việt Nam phát triển bứt phá
17:33' - 26/02/2019
Với ý chí, khát vọng vươn lên của cả dân tộc, với năng lượng tràn đầy và tươi mới của đất nước đang lan tỏa, Việt Nam có cơ hội và điều kiện để tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng cơ cấu năng lượng thông qua phát triển năng lượng tái tạo
18:50' - 07/12/2018
Theo tính toán, với mức độ gia tăng nhu cầu năng lượng lên đến 8% vào năm 2018, các tỉnh phía Nam của Việt Nam đang phải đối mặt những thách thức hết sức to lớn trong việc duy trì đà tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài?
14:44'
Cử tri Long An kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nhà hát tại Hồ Tây: Cần rà soát và lấy thêm ý kiến chuyên gia
14:17'
Thành phố tổ chức thêm hội thảo để lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng đầy đủ, thỏa đáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thuận lợi, minh bạch
13:06'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng ứng dụng công dân số quốc gia (VneID), với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
11:49'
các bộ, ngành, địa phương cần chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn...
-
Kinh tế Việt Nam
Phản hồi kiến nghị của Bình Dương liên quan dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
11:03'
Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Dương liên quan tới những khó khăn khi triển khai dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
07:38'
Ngày 8/8, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 52/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt tình trạng dán 2 thẻ thu phí ETC trên cùng một xe
22:37' - 08/08/2022
Cả 2 nhà cung cấp dịch vụ VETC và VDTC đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
22:19' - 08/08/2022
Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 944/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết nhiều vấn đề “nóng” của ngành giao thông vận tải
20:14' - 08/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp giao ban tháng 7 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 8/2022.