Giảm tỷ lệ lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS).
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã dành thời gian trả lời các phóng viên Thông tấn, báo chí về lý do hai bên ký kết lại bản ghi nhớ bình thường lần này; kế hoạch triển khai thực hiện trong thời gian tới...
Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, thời gian qua tình trạng lao động Việt Nam cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc đã khiến Hàn Quốc và Việt Nam chưa ký lại bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Thứ trưởng có thể cho biết lý do hai bên ký lại Bản ghi nhớ bình thường lần này?
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Thời gian qua các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các giải pháp giảm tỷ lệ lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc; đặc biệt Việt Nam đã rất nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt như: chính sách ký quỹ với người lao động; thành lập Văn phòng quản lý lao động tại Hàn Quốc để tăng cường quản lý lao động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nước và tại Hàn Quốc để người lao động thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn; hỗ trợ người lao động tái hòa nhập, tìm việc làm mới trong nước; xử phạt vi phạm hành chính đối với lao động bất hợp pháp.
Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích người lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương. Theo đó từ tháng 5/2015 miễn phạt tiền và giảm thời hạn tái nhập cảnh Hàn Quốc đối với lao động tự nguyện hồi hương và miễn phạt tiền, không cấm tái nhập cảnh Hàn Quốc đối với lao động tự nguyện hồi hương trong thời gian từ ngày 1/4 đến 30/09/2016. Chính phủ Việt Nam đã có các Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 7/9/2015 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 miễn xử phạt vi phạm hành chính đối với các lao động đang cư trú, làm việc không hợp pháp, tự nguyện trở về nước trong thời gian từ ngày 1/9 đến 31/12/2015 và từ ngày 1/5 đến 30/9/2016.
Nhờ những nỗ lực của các cơ quan hai nước, tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước giảm từ 47% vào cuối năm 2013 xuống còn khoảng 35% vào cuối năm 2015, số lao động cư trú bất hợp pháp giảm từ 18.000 người xuống còn hơn 15.000 người.
Vì vậy, trong chuyến thăm và làm việc của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục hợp tác thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp; chính thức ký kết Bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết nội dung của bản ghi nhớ ký lần này có gì mới so với các bản ghi nhớ được ký trước đây?
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Về cơ bản, bản ghi nhớ lần này giống các bản ghi nhớ bình thường được ký trước đây, quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, bao gồm quy định về trách nhiệm cơ quan phái cử và tiếp nhận; chi phí phái cử; quy trình phái cử và tiếp nhận; các điều kiện đối với người lao động dự tuyển.
Một số điểm mới của bản ghi nhớ năm 2016 có thể kể đến như: Bản ghi nhớ lần này mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, không bị hạn chế về đối tượng tham gia như bản ghi nhớ đặc biệt (chỉ những người đã thi tiếng Hàn năm 2011, đã có hồ sơ gửi sang Hàn Quốc và lao động về nước đúng hạn).
Tất cả lao động sau khi thi đạt chứng chỉ tiếng Hàn sẽ phải tham gia kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
Kết quả của kỳ kiểm tra tay nghề không phải là kết quả đỗ hay trượt mà chỉ nhằm mục đích bổ sung thông tin ứng viên vào hồ sơ tìm việc, cung cấp thêm thông tin cho chủ sử dụng lao động lựa chọn.
Hai bên thống nhất kế hoạch và lộ trình thực hiện các giải pháp giảm lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc phụ thuộc vào việc giảm số lao động Việt Nam bất hợp pháp tại nước này.
Các đối tượng có cơ hội tham gia đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS lần này bao gồm: Những lao động mới (có độ tuổi từ 18-39, không có tiền án, tiền sự hoặc thuộc diện bị trục xuất khỏi Hàn Quốc, cấm xuất cảnh Việt Nam, đủ sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài).
Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét tạm thời chưa tuyển chọn lao động tại các địa phương có số lao động bất hợp pháp cao và người lao động có thân nhân đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Đối tượng tiếp theo là những người lao động đã hoàn thành hợp đồng tại Hàn Quốc về nước đúng hạn; những lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương theo các chương trình ân xá của hai Chính phủ từ 1/4 đến 30/9/2016.
Quy trình đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS về cơ bản vẫn như trước đây.
Người lao động phải nộp hồ sơ dự thi tiếng Hàn, những lao động đạt yêu cầu về tiếng Hàn sẽ phải tham dự kỳ kiểm tra tay nghề do cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam tổ chức.
Những lao động được người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn sẽ được bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hướng dẫn, hỗ trợ làm các thủ tục, giấy tờ liên quan để xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc.
Phóng viên: Với những nội dung của bản ghi nhớ lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc có kế hoạch triển khai thực hiện bản ghi nhớ này như thế nào sau khi ký kết, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Sau khi hai bên ký kết bản ghi nhớ này, hai bên sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt những chính sách, biện pháp giảm lao động bất hợp pháp theo kế hoạch và lộ trình mà hai bên đã thống nhất.
Đồng thời, hai bên bàn thảo về kế hoạch kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động mới, các nhóm nghề có thể đăng ký dự tuyển và sẽ thông tin minh bạch về thời gian, phương thức, đối tượng và các điều kiện dự tuyển trên các trang thông tin điện tử của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm lao động ngoài nước và các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động biết, bố trí thời gian học, ôn tập tiếng Hàn, chuẩn bị tốt cho các kỳ kiểm tra tiếng Hàn, kiểm tra tay nghề.
Về phía Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục triển khai những chính sách, biện pháp giảm lao động bất hợp pháp theo kế hoạch và lộ trình mà hai bên đã thống nhất, trong đó tập trung vào những giải pháp: triển khai chính sách ân hạn đối với lao động cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong thời gian từ 01/5 đến hết ngày 30/9/2016 mà Chính phủ vừa thông qua tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016 (Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016); đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và người lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước, đặc biệt là tại 15 tỉnh, thành phố có nhiều người lao động ở Hàn Quốc (chiếm trên 80% tổng số lao động Việt Nam ở Hàn Quốc) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của người lao động làm việc tại Hàn Quốc.
Bộ tăng cường công tác quản lý lao động tại Hàn Quốc thông qua các hoạt động: tuyên truyền, tư vấn pháp luật, hỗ trợ người lao động khi gặp rủi ro, hướng dẫn và hỗ trợ người lao động thủ tục chuyển chủ, chấm dứt hợp đồng về nước...
Qua đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng của người lao động, hạn chế tình trạng người lao động bỏ hợp đồng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét tạm thời chưa tuyển chọn lao động tại các địa phương có số lao động bất hợp pháp cao và người lao động có thân nhân đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, như vậy những lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc mà tự nguyện về nước trong thời gian thực hiện chính sách ân xá của hai Chính phủ thì có thể quay trở lại Hàn Quốc làm việc. Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể thêm về nội dung này?
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Theo thông tin mà phía Hàn Quốc cung cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, những lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS hiện đang cư trú và làm việc trái phép tại nước này, nếu tự nguyện về nước trong thời gian ấn xá của Hàn Quốc (từ 01/4 đến hết ngày 30/9/2016), sau khi về nước có thể đăng ký để được quay trở lại Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Ngày 09/5/2016, Chính phủ Việt Nam ký ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP trong đó có chính sách miễn xử phạt vi phạm hành chính đối với những lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong thời gian từ 01/5 đến hết ngày 30/9/2016.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông tin rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Trung tâm lao động ngoài nước và các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động và gia đình họ biết và tự nguyện tham gia. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các địa phương triển khai thực hiện. Thủ tục người lao động đăng ký tự nguyện về nước để hưởng chính sách ân xá của chính phủ Việt Nam rất đơn giản và dễ dàng.
Tại Hàn Quốc, người lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước cần mang theo hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn hiệu lực và vé máy bay tới Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay quốc tế Hàn Quốc vào ngày muốn xuất cảnh để đăng ký làm thủ tục tự nguyện về nước.
Tại Việt Nam, sau khi về nước, đối với những lao động đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cần khai báo tự nguyện về nước tại UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Đối với những lao động chưa bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ gửi một bản photo Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành về Trung tâm Lao động ngoài nước.
Phóng viên: Trên thực tế, thời gian qua đã có nhiều câu chuyện về lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS với mức phí rất cao và không đi được. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có cảnh báo gì đối với những người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc nhân dịp bản ghi nhớ với Hàn quốc được ký lại, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Khi có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin về chương trình EPS tại các trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm lao động ngoài nước hoặc liên hệ trực tiếp tới các cơ quan này và cơ quan lao động địa phương.
Bộ sẽ công khai các thông tin về thời gian, phương thức kiểm tra tiếng Hàn, kiểm tra tay nghề, các tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, kết quả kiểm tra, các khoản chi phí phải đóng góp để người lao động biết thông qua các trang thông tin điện tử này và các phương tiện thông tin đại chúng.
Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị duy nhất thực hiện chương trình này.
Không tổ chức cá nhân nào can thiệp được vào qui trình tuyển chọn rất chặt chẽ theo Chương trình EPS.
Người lao động không nên nghe thông tin không chính thống và nộp tiền cho các trung gian như thời gian vừa qua.
Nếu có thắc mắc gì về chương trình EPS, người lao động hãy liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm Lao động ngoài nước để được hướng dẫn.
Phóng viên: Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt - Hàn ký lại chương trình tiếp nhận lao động
15:17' - 17/05/2016
Bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS)
-
Kinh tế Việt Nam
Hàn Quốc nối lại tiếp nhận lao động Việt Nam
09:59' - 16/05/2016
Hàn Quốc sẽ ký lại Bản ghi nhớ (MOU) thông thường về việc nối lại tiếp nhận lao động Việt Nam sang nước này làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) từ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.