Giao thông sẽ là động lực để phát triển miền núi phía Bắc
Đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo Tây bắc, Hội nghị tổng kết 5 năm (2010-2015) công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng trung du và miền núi phía Bắc tổ chức ngày 31/12, tại Hà Nội.
Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị đề xuất giải pháp hiệu quả cho công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải vùng Tây Bắc giai đoạn 2016 - 2020.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong những năm qua được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm đầu tư và chỉ đạo quyết liệt nên hầu hết các tuyến đường huyết mạch cũng như những công trình trọng điểm trên địa bàn Tây Bắc đã và đang được xây dựng.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bước đầu được cải thiện đáng kể so với trước đây, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong vùng, rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa miền núi với đồng bằng.
Cụ thể, về đường bộ từ năm 2010 – 2015, vùng trung du và miền núi phía Bắc đã được Nhà nước đầu tư 42 công trình, dự án quan trọng, cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Cụ thể, trong đó, có một số dự án quan trọng như cầu Cốc Lếu, cầu Phố Lu, cầu Ngọc Tháp, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên. Đồng thời, nâng cấp các quốc lộ như Quốc lộ 4H đoạn Sipaphìn - Mường Nhé, đường nối Quốc lộ4C – Quốc lộ4D đoạn Km190 - Km238, Km258 - Km271, Quốc lộ 279 đoạn Nghĩa Đô - Phố Giàng (từ Km36 - Km67)… với tổng nguồn vốn huy động là 29.909 tỷ đồng.
Về đường sắt, trong giai đoạn này đã hoàn thành cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai với tổng số vốn huy động trong giai đoạn này là 3.372 tỷ đồng. Về đường thủy, trong giai đoạn này đã hoàn thành nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Tuyên Quang và cảng Việt Trì (sông Hồng) đạt 1,25 triệu T/năm; đang triển khai lập dự án tuyến vận tải Sông Hồng đoạn Việt Trì - Yên Bái và Yên Bái - Lào Cai.
Cũng với đó, lĩnh vực hàng không cũng đã được nhà nước đầu tư, sân bay Điện Biên Phủ được đầu tư nâng cấp năm 2004, hiện đang khai thác đường bay Hà Nội - Điện Biên với tần suất trung bình 2 chuyến máy bay ATR72/ngày, định hướng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cấp quy mô cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO.
Bên cạnh đó, việc phát triển giao thông nông thôn trong vùng đã được quan tâm qua việc Nhà nước đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và cứng hóa được khoảng 87.419 km đường giao thông nông thôn, xây dựng mới và sửa chữa tổng số 1.609 cầu với tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng 43.642 tỷ đồng. Toàn vùng có 218/2.409 xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông.
Ông Trương Xuân Cừ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc thừa nhận, mặc dù đã được đầu tư nhiều nhưng cơ sở hạ tầng của giao thông vận tải vùng Tây Bắc vẫn trong tình trạng yếu kém. Nguyên nhân là do xuất phát điểm về kết cấu hạ tầng giao thông so với mặt bằng chung cả nước thấp, điều kiện tự nhiên phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh nên việc phát triển giao thông vận tải trong khu vực gặp nhiều khó khăn.
Trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn hẹp, nguồn vốn bảo trì mặc dù đã được quan tâm bố trí, tuy nhiên vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu để thực hiện công tác này. Ngoài ra, khu vực miền núi phía Bắc đang thiếu hệ thống đường kết nối giữa các địa phương với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên. Vì vậy, chưa phát huy hết được các tiềm năng lợi thế của vùng.
Để phát triển hạ tầng giao thông cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 để tiếp tục đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của cả nước nói chung cũng như vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải trong việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, BT…
Các địa phương trong vùng Tây Bắc cũng cần phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả đầu tư, đến tiến độ và chất lượng công trình. Trong khi nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn hẹp, các tỉnh và ngành giao thông cố gắng giữ được hạ tầng hiện có. Vì vậy, các tỉnh phải tăng cường kiểm tra tải trọng xe…/.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Vốn chính sách giúp hơn 363.000 hộ vùng Tây Bắc thoát nghèo
21:11' - 15/12/2015
Ngân hàng Chính sách Xã hội công bố số liệu cho thấy vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 363.000 hộ dân khu vực Tây Bắc vượt qua ngưỡng nghèo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng lưới điện và công nghệ thông tin
08:23' - 30/11/2015
Chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh, trong giai đoạn 2016-2020 EVNNPC tiếp tục triển khai hàng loạt các chương trình lớn liên quan đến hiện đại hóa hạ tầng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).