Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên
Đối với đồng bào các dân tộc M'nông, Mạ, Ê đê... nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống và luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt trở thành nét tinh hoa đặc sắc. Bằng tình yêu, tâm huyết với nghề, nhiều nghệ nhân vẫn nỗ lực gìn giữ, duy trì và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm.
* Gìn giữ và lưu truyền nghề dệt Chúng tôi đến thăm Nghệ nhân H’Bạch, người dân tộc Mạ, ở bon N’jriêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) vào một chiều cuối năm. Nghệ nhân H’Bạch đã hơn 70 tuổi và là một trong những người có “thâm niên” dệt thổ cẩm hơn 40 năm. Dù tuổi cao, mắt đã kém, nhưng nghệ nhân vẫn dành thời gian miệt mài bên khung dệt. Niềm đam mê, tình yêu với nghề truyền thống luôn “cháy bỏng” trong bà. Nghệ nhân H’Bạch tâm sự: “Bà dệt được 40 năm rồi. Lúc còn nhỏ, bà được xem các bà, các mẹ chỉ cho cách dệt và dần thành thạo. Ban đầu, bà chỉ dệt được các hoa văn đơn giản, sau đó dệt được các hoa văn khó. Tâm huyết của bà là gìn giữ và truyền nghề lại cho con cháu. Hiện nay, con cháu đã học được hết rồi, sau này sẽ không bỏ nghề truyền thống của bà, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình”. Nối nghiệp bà H’Bạch, con gái bà là chị H’Bình cũng có niềm đam mê thổ cẩm và hiện là một trong những nghệ nhân của tỉnh. Chị H’Bình kể lại, từ khi mới 12 tuổi, mỗi khi nhìn thấy mẹ ngồi bên khung dệt, chị tò mò và cảm thấy đam mê, từ đó bắt đầu học dệt.Ban đầu, chị học các hoa văn dễ, sau đó học lên các hoa văn khó. Đối với đồng bào Tây Nguyên, thổ cẩm mỗi dân tộc có màu sắc chủ đạo riêng. Trang phục thổ cẩm của người Mạ chủ yếu là màu trắng và đỏ, người Ê đê là màu đen và xen đỏ, chàm, vàng, xanh, còn M’nông là màu đen và xanh.
"Hiện tại, tôi có thể dệt các hoa văn thổ cẩm của người Ê đê, M’nông, Mạ. Tôi được mẹ truyền nghề nên phải có trách nhiệm truyền lại cho con cháu, xem đây là nghề truyền thống của gia đình, truyền từ đời này sang đời khác", chị H’Bình bộc bạch.
* Tiếp sức cho nghề dệt thổ cẩm
Trước tình trạng nghề dệt thổ cẩm có phần mai một, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã chú trọng khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, dạy nghề cho chị em. Một số địa phương đã thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm góp phần giữ nghề truyền thống. Tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, được thành lập hơn 3 năm đã góp phần giữ nghề truyền thống và tạo việc làm cho chị em nơi đây. Từ chỗ chỉ có 8 thành viên, đến nay tổ có 12 chị em cùng nhau tham gia dệt các sản phẩm như vải, áo, túi, khăn… Năm 2018, nghề dệt thổ cẩm của xã Đắk Nia đã vinh dự được UBND tỉnh Đắk Nông công nhận là nghề truyền thống. Theo Chị H’Bình, Tổ trưởng tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã Đắk Nia, trước đây dệt chỉ là để mọi người trong bon mặc đồ thổ cẩm, đi đám cưới, cho con tấm vải khi đi lấy chồng... Giờ đây, sản phẩm dệt đã có thể bán được cho nhiều du khách. Sản phẩm thổ cẩm của tổ hợp tác đã xuất bán ra thị trường Đà Nẵng, du khách nước ngoài, nhà thiết kế ở Tây Ban Nha… “Vấn đề tôi trăn trở là đầu ra sản phẩm vẫn chưa ổn định, chưa tiếp cận được nhiều khách hàng. Chúng tôi dự tính, sẽ may các sản phẩm thổ cẩm cách tân như áo vest, áo dài, túi xách… nhằm phục vụ nhu cầu thị trường”, chị H’Bình chia sẻ. Theo bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, để gìn giữ bản sắc văn hóa không bị mai một, tỉnh đã khảo sát, điều tra, tổ chức, vận động, tạo nguồn lực mở các lớp dạy thổ cẩm.Tỉnh phối hợp các cơ quan liên quan mở các nhóm tổ hợp tác, tổ liên kết… tạo điều kiện cho chị em người dân tộc thiểu số cùng nhau sản xuất ra sản phẩm thổ cẩm, nhằm giới thiệu bạn bè trong và ngoài tỉnh.
Đây vừa là sản phẩm du lịch thu hút đầu tư, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đã làm đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng hoa văn thổ cẩm truyền thống kết hợp hiện đại. Khi đó, sản phẩm thổ cẩm sẽ thích ứng đời sống, nhiều người có thể biết, yêu mến và sử dụng.
Mới đây, trong khuôn khổ "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai” được tổ chức tại Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất-UAE vào tháng 12/2021, đoàn nghệ nhân của tỉnh Đắk Nông tham gia diễn tấu cồng chiêng và dệt thổ cẩm nhân Ngày Quốc gia Việt Nam.
“Việc tham gia Triển lãm thế giới là điều kiện rất tốt để Đắk Nông giới thiệu hình ảnh của tỉnh với nhiều tiềm năng phong phú, bản sắc văn hóa tốt đẹp được hội tụ của 40 dân tộc anh em sinh sống trên vùng đất này. Đây sẽ là nơi gặp gỡ, sân chơi lớn giúp các nghệ nhân có thể giao lưu với các nhà thiết kế. Thời trang ứng dụng, nét tinh hoa thổ cẩm sẽ được phá cách, nâng tầm.Đồng thời, thổ cẩm Đắk Nông có thể giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Điều này vừa giúp bảo tồn, phát huy, phát triển, tìm hướng đi bền vững, lâu dài cho nghề dệt thổ cẩm tỉnh nhà”, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh chia sẻ.
Thổ cẩm là một phần bản sắc tạo nên giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Việc giữ gìn nghề dệt thổ cẩm đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Thời gian tới, hy vọng tỉnh Đắk Nông sẽ có những phương án cụ thể hơn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó có việc tìm đầu ra cho các sản phẩm dệt thổ cẩm./.
- Từ khóa :
- dệt thổ cẩm
- thổ cẩm
- tây nguyên
- Đắk Nông
Tin liên quan
-
Đời sống
Vinh danh sắc màu thổ cẩm Việt
08:16' - 24/11/2020
Không chỉ là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, thổ cẩm đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thiết kế, đưa thổ cẩm ra thế giới và thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị.
-
Đời sống
"Giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê
08:16' - 30/10/2020
Với khao khát giữ lửa cho nghề dệt truyền thống và giúp chị em có thêm thu nhập, bà H’Yam Bkrông ở Đắk Lắk đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông.
-
Đời sống
Nét duyên thổ cẩm Châu Phong
08:04' - 27/01/2020
Là cái nôi của nền văn hóa, An Giang hội tụ rất nhiều dân tộc Chăm, Khmer, Kinh với đời sống văn hóa phong phú đa dạng, dệt nên bức tranh sinh động nơi biên giới Tây Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 17/2
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 17/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 17/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Mahakumbh Mela 2025 ghi dấu là lễ hội lớn nhất nhân loại
07:00' - 16/02/2025
Lễ hội Mahakumbh Mela 2025 đã đi vào lịch sử như một trong những lễ hội lớn nhất của nhân loại với hơn 500 triệu tín đồ đã thực hiện nghi lễ tắm thánh tại Triveni Sangam, bang Uttar Pradesh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/2
05:00' - 16/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 16/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Công viên chủ đề Harry Potter đầu tiên tại Trung Quốc
07:00' - 15/02/2025
Một công viên chủ đề Harry Potter mới sẽ mở cửa tại Thượng Hải vào năm 2027, trở thành công viên đầu tiên loại này tại Trung Quốc và là công viên thứ 3 sau công viên ở London và Tokyo (Nhật Bản).
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 15/2
05:00' - 15/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 15/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 15/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đặc sắc nghi lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc
14:16' - 14/02/2025
Ngày 14/2 (17 tháng Giêng năm Ất Tỵ), trên núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương diễn ra nghi lễ tế trời đất cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mùa màng bội thu.
-
Đời sống
Top lời chúc lãng mạn cho bạn trai ngày Valentine
10:09' - 14/02/2025
Nếu bạn đang tìm kiếm những lời chúc Valentine ngọt ngào, lãng mạn và ý nghĩa cho bạn trai của mình, hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây.
-
Đời sống
“Điện năng từ bước chân” - Sáng kiến của học sinh Ninh Thuận
09:54' - 14/02/2025
Dự án "Tạo điện năng từ những bước chân" không chỉ thể hiện khả năng vận dụng kiến thức đã học, mà còn là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và nỗ lực của các em.
-
Đời sống
Món quà tình yêu “xa xỉ” giữa thời bão giá
09:33' - 14/02/2025
Sự bùng nổ giá hạt ca cao-nguyên liệu chính làm nên chocolate đang khiến những món quà dịp lễ tình nhân 14/2 trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết.